Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum

Diễn đàn giải trí công nghệ dành cho giới trẻ


You are not connected. Please login or register

Tìm thấy 4 mục

Internet.org là một kế hoạch đầy tham vọng của Mark Zuckerberg với sứ mệnh cao cả là đem Internet đến cho những người chưa bao giờ được biết tới dịch vụ này.

Topics tagged under điện-thoại-di-động on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Facebook-1-bb-baaacCJMob

CEO Facebook trong một chuyến viếng thăm Ấn Độ (Nguồn: Yourstory)

Tháng 10/2014, Mark Zuckerberg đến làng Chandauli, Ấn Độ trong một chiếc trực thăng màu cam. Ngôi làng này chưa bao giờ có một vị khách nổi tiếng đến thăm. Chandauli chỉ cách thủ đô Delhi 3 - 4 giờ lái xe, vậy mà ngôi làng vẫn luôn tồn tại trong sự cô độc và bị lãng quên. Năm ngoái, khi một cậu bé dùng Internet để mua một chiếc xe máy cũ, cả dân làng đều kinh ngạc và gọi cậu là "một người hùng mua sắm trực tuyến".

Zuckerberg đến ngôi làng hẻo lánh này để tiến hành một thử nghiệm. Đầu năm đó, chính phủ Ấn Độ đã kêu gọi một tổ chức giúp dân làng Chandauli học hỏi thêm về kỹ thuật số. Cuộc chuyển dịch kỹ thuật số tại làng Chandauli chính là ý tưởng cho Zuckerberg. Anh muốn đem Internet về cho hàng triệu người chưa bao giờ được sử dụng công nghệ này trước kia. Đặc biệt là anh muốn đem đến một phiên bản của Internet mà trong đó Facebook đóng vai trò trung tâm.

Ngay sau khi hạ cánh, Zuckerberg nhanh chóng được dẫn tới trung tâm liên lạc của làng. Anh nhìn thấy những cánh đồng lúa mì, đường dây điện, lớp học và các em học sinh ngồi trên những sàn đất bẩn thỉu. Cái nóng tràn ngập khắp nơi. Đám đông đứng sau anh, nói chuyện xôn xao về một người đàn ông có cái tên “Juckerberg”. Nhưng khi anh bước vào bên trong trung tâm, cánh cửa đã bị đóng và cài chốt.

Zuckerberg ngồi vào một chiếc ghế nhựa, hỏi trẻ em trong làng về việc các em dùng máy tính tại trung tâm này như thế nào. Các phóng viên của tờ Time, cùng với nhiều nhân viên của Facebook cũng như các quan chức cũng có mặt trong thời điểm đó. Nhưng mọi chuyện chẳng diễn ra đúng theo kế hoạch. Chỉ ít lâu sau khi Zuckerberg tới, ngôi làng bị cắt điện. Mạng không dây, nguồn cung cấp Internet chính cho ngôi làng cũng mất theo. Một trong hai cậu bé đưa cho Zuckerberg chiếc điện thoại di động của mình và cố gắng mở trang cá nhân Facebook.

Lúc đó, Zuckerberg đã chứng kiến hình ảnh trang cá nhân của cậu bé ì ạch hiện lên thông qua kết nối 2G. Zuckerberg lẩm nhẩm: “Lỗi băng thông”. Anh trấn an những đứa trẻ và dân làng rằng trong chuyến thăm tiếp theo của mình, những vấn đề về khả năng kết nối này sẽ được khắc phục.

Ngày hôm sau, Zuckerberg trở lại New Delhi, anh đăng một bức ảnh mình chụp cùng đứa trẻ tại ngôi làng với dòng trạng thái: “Tận mắt nhìn thấy cách người dân ở đây sử dụng Internet là một trải nghiệm tuyệt vời với tôi. Một ngày nào đó, nếu có thể kết nối mọi ngôi làng, chúng ta có thể thay đổi cuộc sống của nhiều người hơn nữa và cải thiện thế giới cho tất cả chúng ta. Chandauli chỉ là khởi đầu”.

Trong suy nghĩ của Zuckerberg, bản đồ Internet của Ấn Độ gần như trắng trơn. Với Internet, hàng trăm triệu người có thể có cuộc sống tốt đẹp hơn. Mục tiêu vị CEO này đặt ra là người sử dụng sẽ không phải trả gì cả mà vẫn có thể truy cập vào một phiên bản Internet do Facebook lựa chọn.

Tuy nhiên, mong muốn của Zuckerberg tưởng như rất ổn mà lại chẳng dễ dàng để thực hiện. 7 tháng sau, kế hoạch vĩ đại của Facebook đem Internet về cho Ấn Độ đã bị tạm ngừng do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ chính quyền địa phương, khối đá lớn nhất ngáng đường công ty trong suốt 12 năm lịch sử. Cuối cùng, dường như những gì Facebook làm là cố gắng tặng cho Ấn Độ một món quà, nhưng đó lại không phải là món quà mà Ấn Độ muốn.

Tại Mỹ và châu Âu, công việc làm ăn của Facebook phát triển mạnh mẽ. Tại những nơi này, cứ 4 trong số 5 người được kết nối với Internet thì hơn một nửa số này có sử dụng Facebook. Thế nhưng, tại những khu vực khác, gần một nửa dân số vẫn không có Internet. Không có quốc gia nào ngoài Trung Quốc có tiềm năng như Ấn Độ. Song Facebook lại bị cấm ở Trung Quốc.

Tính đến năm 2014, đã có khoảng 100 triệu người sử dụng Facebook tại Ấn Độ, nhưng công ty đánh giá số người dùng tiềm năng của Ấn Độ có thể lên đến vài trăm triệu. Theo tính toán của một vị giám đốc tại Facebook, công ty lên kế hoạch sẽ thu hút thêm 30% khách hàng mới cho tới năm 2020 và những người này sẽ đến từ Ấn Độ.

Đương nhiên "gã khổng lồ mạng xã hội này" chẳng ngồi đó mà đợi mọi người tự tìm đến với mình. Từ năm 2010, Facebook đã thử nghiệm rất nhiều chương trình, trong đó có Apollo. Mục đích của chương trình là kết hợp với những nhà mạng tại Philippines, Ấn Độ và châu Phi, cung cấp miễn phí các gói cước dữ liệu truy cập vào Facebook cho những người sử dụng di động để sau khi dùng thử thời gian đầu sẽ “dụ” họ tiếp tục sử dụng các gói trả phí.

Thành công của chương trình Apollo được thể hiện rõ nhất tại Philippines. Chính những kết quả này đã khiến Facebook nuôi tham vọng lớn hơn, đó là giúp hàng trăm triệu người trên khắp thế giới có thể sử dụng Internet. Tháng 2/2014, Zuckerberg đứng trên sân khấu của một hội nghị ngành di động tại Barcelona và tuyên bố kế hoạch về “Internet.org”. Đây chính là tham vọng của Mark Zuckerberg muốn cho toàn bộ người dân trên thế giới đều được hưởng các dịch vụ Internet cơ bản miễn phí.

Các công ty trong ngành di động sẽ trả phí nhưng Zuckerberg tin tưởng rằng nó sẽ mang lại lợi ích lớn về kinh tế khi người nghèo trên thế giới cũng được tham gia vào kỷ nguyên kỹ thuật số. Trên sân khấu đó, Zuckerberg đã nhắc đến nghiên cứu Deloitte, với nội dung rằng “nếu bạn có thể kết nối tất cả mọi người tại các thị trường mới nổi, bạn sẽ có thể tạo ra hơn 100 triệu việc làm và giúp nhiều người thoát nghèo”. Nghiên cứu Deloitte này có lưu ý rằng nhiệm vụ này sẽ được Facebook tiến hành, dựa trên dữ liệu do Facebook cung cấp và thực ra là toàn nói về Facebook.

Topics tagged under điện-thoại-di-động on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Facebook-2-bb-baaacOmiFr

Mark Zuckerberg giới thiệu về Internet.org (Nguồn: Dotspeedtest)

Tháng 7/2014, Zambia là quốc gia đầu tiên triển khai chương trình Internet.org song Facebook đã chuẩn bị sẵn sàng cho Ấn Độ. Trước khi đến làng Chandauli vào ngày hôm đó, Mark Zuckerberg từng đi gặp ông Osama Manzar, một người từng nhiều năm đóng góp vào công cuộc đưa Internet về với Ấn Độ, để hỏi xem nên thiết kế Internet.org như thế nào cho phù hợp với người dùng tại đây. Manzar đã vô cùng hào hứng với chuyến thăm của Mark. Tuy nhiên, những gì ông chứng kiến thông qua Internet.org lại làm ông hoàn toàn thất vọng. Internet.org thực chất giống như một nền tảng tầm thường, chỉ cho phép người sử dụng truy cập vào 36 trang đã được đánh dấu và đương nhiên Facebook là mạng xã hội duy nhất người dùng có thể lựa chọn. Ngoài ra còn có một ứng dụng thời tiết, 3 trang cho phụ nữ và công cụ tìm kiếm mặc định là Bing.

Facebook tự quyết định trang nào được đưa vào nền tảng này. Trước đó công ty đã tuyên bố rằng Internet.org là dành cho mục đích từ thiện và theo như Zuckerberg đã nói thì “kết nối là một thứ nhân quyền”, thế nhưng chính công ty lại nắm quyền điều khiển nền tảng này.

Ông Manzar nhận ra nếu Internet.org được mở ra ở Ấn Độ, Facebook sẽ giống như một người gác cửa của hàng trăm triệu con người chưa từng bước chân vào thế giới Internet và quyết định họ sẽ nhìn thấy gì ở thế giới này.

Đương nhiên, Mark Zuckerberg có lý do để lạc quan về chiến dịch của Facebook tại Ấn Độ. Anh đã nhận được sự tiếp đón nồng hậu của nhiều chính trị gia tại quốc gia này. Anh cũng được sự ưu ái đặc biệt của thủ tướng mới của Ấn Độ, Narendra Modi, người đã từng tạo ra được ảnh hưởng không hề nhỏ trên mạng (nhờ một phần trợ giúp của Facebook) trong thời gian tranh cử trước đó. Vị Thủ tướng đó từng đề cập với Zuckerberg về một kế hoạch “Làm sạch Ấn Độ”, trong đó khuyến khích người dân dọn dẹp đường phố. Zuckerberg nói với ông Modi rằng Facebook có thể tạo nên một ứng dụng dành cho chương trình này, nhưng cuối cùng ứng dụng đó chưa bao giờ được triển khai. Giải thích về điều này, một giám đốc chính sách cấp cao của công ty cho biết nếu làm vậy sẽ vi phạm chính sách chống tham nhũng của Facebook.

Topics tagged under điện-thoại-di-động on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Facebook-3-bb-baaadLPst0

Nguồn: Internet.org

Khi Facebook vẫn tỏ ra mơ hồ về một kế hoạch cụ thể cho Internet.org, nhiều nhà báo Ấn Độ bắt đầu tỏ ra nghi ngờ. Nhà báo Nikhil Pahwa, nhà sáng lập kiêm biên tập của tờ Medianama, một trang tin chuyên về viễn thông của Ấn Độ, đã chỉ ra rằng dưới cái mác từ thiện, Facebook thực chất đang dấn thân vào một tranh chấp kỹ thuật phức tạp, liên quan đến các công ty điện thoại Ấn Độ và ý tưởng về tính trung lập của Internet.

Internet.org sẽ cho phép một số dịch vụ thương mại, ví dụ như trang web tìm việc Babajob, được xuất hiện trên nền tảng này. Và đương nhiên dịch vụ tương tự những công ty đối thủ khác sẽ không được xuất hiện trên nền tảng này, mà theo lập luận Pahwa thì điều đó sẽ làm mất đi tính trung lập của Internet.

Trước các bài viết trên trang Medianama, Facebook đã cử tới 2 đại diện để làm việc với ông Pahwa. Một người là Trưởng bộ phận chính sách công tại Ấn Độ của Facebook còn người kia là cựu Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Liên bang Mỹ, lúc đó đang là cố vấn cho công ty. Ông Pahwa không muốn tiết lộ thông tin về chi tiết cuộc gặp mặt nhưng chỉ nói rằng Facebook muốn thử kiểm tra xem ông hiểu biết bao nhiêu về Internet.org.

Tháng 2/2015, 4 tháng sau chuyến thăm của Zuckerberg, Internet.org đã chính thức xuất hiện tại Ấn Độ cùng với sự hỗ trợ của Reliance Mobile, công ty điện thoại lớn thứ 4 trong nước. Đứng trước những chỉ trích không ngừng xuất hiện, Facebook phản pháo rằng 40% số người sử dụng nền tảng này đã quyết định mua những gói dữ liệu đầy đủ trong vòng 1 tháng, tức là tham gia vào thế giới Internet không bị Facebook kiểm soát. Thế nhưng do Facebook từ chối cung cấp dữ liệu đầy đủ nên con số này chưa được kiểm chứng.

Cuộc tranh chấp giữa Facebook và những người chỉ trích về Internet.org hầu như chỉ diễn ra trong yên lặng và không có được sự chú ý của những người sử dụng Internet thông thường tại Ấn Độ. Nhưng vào cuối tháng 3/2015, Cơ quan Quản lý các Công ty viễn thông Ấn Độ (TRAI) tuyên bố đang xem xét liệu Internet.org có thực sự đang phá hoại tính trung lập của Internet không và trưng cầu ý kiến của cộng đồng thì mọi thứ mới thực sự là “cơn ác mộng” với Facebook.

Mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo của bài viết để xem Facebook đã cuống quít xử lý “thảm họa” này như thế nào và kết cục của Internet.org tại Ấn Độ ra sao.



Từ khóa: #Wi-Fi-miễn-phí #Internet.org #tin-tuc-facebook #điện-thoại-di-động #Mark-Zuckerberg #facebook #-internet #Smartphone
Nếu bạn cảm thấy bồn chồn, mất tập trung, khó ngồi yên một chỗ hay không thể chú ý lắng nghe, bạn đang lạm dụng điện thoại di động quá nhiều. Hãy cùng xem nghiên cứu dưới đây để biết rõ thêm.

Có bao giờ bạn nghĩ sẽ mở máy tính cá nhân giữa lúc nói chuyện hoặc mang máy tính để bàn đến bàn ăn ? Nếu có, điều đó thật kỳ cục, đúng không? Tuy nhiên nếu bạn giống một bộ phận lớn người Mỹ, bạn đang làm cả hai với chiếc smartphone của mình.

iPhone ra đời chưa đầy một thập kỷ nhưng nhiều người không thể sống thiếu nó, họ chỉ muốn chạm tay vào điện thoại của mình ngay khi thức dậy. Cà phê, bàn chải đánh răng hay thậm chí cả người bạn đời bên cạnh cũng không đủ hấp dẫn.

Với điện thoại thông minh chúng ta có thể kiểm tra email trong lúc dành thời gian cho con cái cũng như nhắn tin cho bạn bè khi đang làm việc. Cho dù đang bận việc gì đi nữa, bạn vẫn bị thu hút khi điện thoại có tin nhắn mới, thông báo bài viết trên mạng xã hội, tin tức mới hay cập nhật ứng dụng và nhiều thứ khác.

Topics tagged under điện-thoại-di-động on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Smartphone-1-bb-baaadu0LY2

Hình ảnh thường thấy trong những bữa ăn, nguồn: Syda Productions/Shutterstock.com

Các ví dụ trên đây đã cho thấy ảnh hưởng lan tỏa của điện thoại thông minh đang khiến chúng ta ngày càng mất tập trung và trở nên quá hiếu động. Những triệu chứng được dự đoán của việc sử dụng thiết bị điện tử liên tục cũng giống như mô tả sự rối loạn phát triển thần kinh phổ biến có tên gọi “rối loạn tăng động giảm chú ý” hay còn được gọi hội chứng ADHD.

Nghiên cứu sự gián đoạn của các thiết bị số

Nhà khoa học Kostadin Kushlev cùng các cộng sự từ trường đại học Virginia đã thực hiện nghiên cứu trong đó mời 221 sinh viên từ trường đại học British Columbia tham gia vào thử nghiệm kéo dài hai tuần. Trong tuần đầu tiên Kushlev yêu cầu một nửa nhóm sinh viên giảm thiểu sự tác động của điện thoại bằng cách khởi động chế độ “không làm phiền”, để điện thoại khỏi tầm mắt và xa tầm tay. Một nửa còn lại luôn giữ điện thoại bên mình nhiều nhất có thể và để chế độ thông báo khi có tin mới.

Trong tuần thứ hai nhóm nghiên cứu đảo ngược các hướng dẫn: Các tình nguyện viên bật chế độ “không làm phiền” chuyển sang chế độ thông báo và ngượcKushlev cho biết “Chúng tôi xác nhận rằng các sinh viên cảm thấy bị gián đoạn nhiều hơn khi để điện thoại ở chế độ thông báo so với nhóm còn lại”.

Đo lường triệu chứng thiếu chú ý và hiếu động thái quá

Chúng tôi đo mức độ thiếu tập trung và hiếu động thái quá bằng cách yêu cầu người tham gia xác định tần suất họ có 18 dấu hiệu của hội chứng ADHD sau mỗi hai tuần. Các dấu hiệu này dựa trên tiêu chí chẩn đoán hội chứng ADHD ở người lớn theo quy định của Hiệp hội chẩn đoán tâm thần học Hoa Kì (American Psychiatric Association’s Diagnostic) và Cẩm nang thống kê những rối loạn tâm thần (Statistical Manual of Mental Disorders).

Kết quả cho thấy những vấn đề về thiếu tập trung bao gồm: bất cẩn, quên trả hóa đơn hay gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung và lắng nghe người khác. Dấu hiệu của triệu chứng hiếu động thái quá được ghi nhận như bồn chồn, cảm thấy hiếu động, nói quá nhiều và làm gián đoạn người khác.

Kết quả nghiên cứu đã rõ ràng: sử dụng điện thoại di động nhiều khiến mọi người ít tập trung và quá hiếu động.

Rủi ro khi điện thoại di động phủ sóng mọi nơi

Chúng ta nên quan tâm đến những phát hiện này, điện thoại di động là thiết bị điện tử bán chạy nhất trong lịch sử. Bạn mất 22 giây để gõ dòng chữ này và cùng lúc 1.000 điện thoại di động đã được bán ra thị trường. Thậm chí nếu một trong 1.000 người dùng này có khuynh hướng tạo ra sai lầm bất cẩn, phớt lờ bạn bè khi đang trò chuyện hay tỏ ra thờ ơ trong cuộc họp, những chiếc điện thoại thông minh có thể làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc, các mối quan hệ và hạnh phúc của hàng triệu người.

Với những rối loạn này, các triệu chứng của ADHD diễn ra liên tục từ tình trạng bình thường cho đến có các dấu hiệu của bệnh lý. Phát hiện của nghiên cứu đã cho thấy việc lạm dụng sử dụng các thiết bị điện tử sẽ làm tăng các triệu chứng về giảm chú ý và hiếu động thái quá.

Vì vậy hãy cân nhắc việc sử dụng smartphone, ngay cả khi bạn không ở trong rạp chiếu phim, các cuộc họp quan trọng, não bộ của bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.



Từ khóa: #hiếu-động #chứng-nghiện-smartphone #Tăng-động #-Đại-học-Virginia #Nghiện-Smartphone #rối-loạn-tâm-thần #điện-thoại-di-động #Smartphone
Search in: Thế giới công nghệ  Chủ đề: Dùng smartphone thường xuyên có thể gây tăng động  Trả lời: 0  Xem: 136
Theo các nghiên cứu, hơn 71% dân Mỹ đặt điện thoại cạnh giường để không bở lỡ cuộc gọi, tin nhắn. Thói quen tưởng như vô hại này lại ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Việc đặt điện thoại trên giường ngủ đã được chứng minh gây hại cho giấc ngủ và sức khoẻ. Người dùng sẽ gặp những phiền toái sau nếu không rời chiếc điện thoại của mình ngay cả trong giấc ngủ.

Topics tagged under điện-thoại-di-động on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Ngien-dien-thoai-1-bb-baaabIJ6ul

"Ôm" điện thoại lên giường ngủ sẽ gây hại cho sức khoẻ. Ảnh: Getty.

Gây khó ngủ

Theo các nhà khoa hock, ánh sáng từ điện thoại sẽ làm não sản xuất ra ít Melatonin hơn. Hóc-môn này giúp bạn dễ ngủ. Ngoài ra, đèn báo hiệu thiết bị đang sạc phát ra bước sóng xanh, ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn, gây khó ngủ.

Mệt mỏi vào sáng hôm sau

Có nghiên cứu chỉ ra rằng, những người sử dụng điện thoại sau khi tắt đèn ngủ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn vào hôm sau. Ngay cả khi bạn ngủ sâu, giấc ngủ vẫn không chất lượng.

Dễ hoả hoạn

Sở cảnh sát New York cảnh báo việc đặt điện thoại dưới gối có thể tạo ra một lỗ hổng và nó sẽ bắt lửa vì quá nhiệt. Nhiều vụ bỏng hay tử nạn vì nạn nhân để điện thoại dưới gối được ghi nhận tại nhiều quốc gia. Hầu hết các trường hợp đều phát cháy khá lớn. Hãy nói không với việc này.

Nhiều vi khuẩn hơn toilet

Không ai muốn ngủ bên cạnh một cái toilet cả, nhưng bạn sẽ làm điều đó khi ngủ gần một chiếc điện thoại, vì có nhiều loại vi khuẩn bám lên thiết bị này khi bạn sử dụng hằng ngày. Người dùng có thể dễ dàng tẩy sạch vi khuẩn bám trên điện thoại bằng khăn mềm thấm chút cồn.

Ám ảnh khi thiếu điện thoại (Hội chứng Nomophobia)

Đây là hội chứng sợ hãi, bồn chồn khi thiếu điện thoại đi động. Để ngăn chặn điều này, hãy tắt điện thoại của bạn ít nhất một lần mỗi ngày, đặt điện thoại cách bạn 4m đến 5m trước khi đi ngủ.

Gây mệt mỏi cho mắt

Sau cả ngày làm việc với máy tính, tối ngồi trước TV, mắt của bạn cần được nghỉ ngơi. Nhưng khi đặt điện thoại gần giường ngủ, người dùng dễ có thói quen xấu là luôn kiểm tra điện thoại một cách vô thức. Để tránh điều này và các bệnh kéo theo như đau đầu, khô mắt, giảm thị lực,... người dùng nên để điện thoại cách xa giường ngủ và cho đôi mắt nghỉ ngơi.

Phát ra bức xạ di động

Dù chưa có bằng chứng đủ mạnh để khẳng định bức xạ di động tác động xấu đến não. Nhưng trong khi chờ giới khoa học ngã ngũ, hãy hạn chế đến mức có thể. Đó là lí do Rachel Rothman, Giám đốc công nghệ tại viện nghiên cứu Good Housekeeping cảnh báo người dùng không nên ngủ với điện thoại để dưới gối.



Từ khóa: #bị-nghiện-điện-thoại #bệnh-nghiện-điện-thoại #Hội-chứng-nghiện-điện-thoại #Hội-chứng-Nomophobia #nghiện-điện-thoại-thông-minh #Nghiện-điện-thoại-di-động #nghiện-điện-thoại #điện-thoại-di-động
Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, có tới 32% người trả lời khảo sát có thời gian truy cập Internet từ 5 – 7 giờ/ngày và 26% có thời gian truy cập từ 3 – 5 giờ/ngày.

Năm 2015, Cục TMĐT và CNTT đã tiến hành một cuộc khảo sát tình hình ứng dụng TMĐT trong cộng đồng với sự tham gia của gần 1000 cá nhân (có độ tuổi từ 15 – 49) có truy cập Internet trong phạm vi cả nước.

Topics tagged under điện-thoại-di-động on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Nguoi-viet-luot-web-7-tieng-moi-ngay-bb-baaacH78vU

Thói quen truy cập Internet để đọc báo mỗi ngày. Ảnh minh họa: Internet

Theo kết quả từ cuộc điều tra này, có tới 32% người trả lời khảo sát có thời gian truy cập Internet từ 5 – 7 giờ/ngày và 26% có thời gian truy cập từ 3 – 5 giờ/ngày. Đáng kể, thời điểm số người truy cập Internet nhiều nhất lại là vào ban đêm từ 20 – 24 giờ với 53% số người tham gia khảo sát lựa chọn khung giờ này.

Lượng người sử dụng điện thoại di động để truy cập Internet cũng tăng nhanh. Năm 2015, điện thoại di động trở thành phương tiện phổ biến được nhiều người sử dụng để truy cập Internet nhất, chiếm 85% và tăng tới 20% so với năm 2014. Tiếp theo là máy tính xách tay với 73%.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy 75% số người tham gia khảo sát cho biết địa điểm thường xuyên truy cập Internet trong ngày là tại nhà, 64% truy cập tại nơi làm việc, 43% tại các địa điểm công cộng (quán café, nhà hàng, khách sạn). Trong đó, tỷ lệ người truy cập Internet bằng các thiết bị di động tại nhà chiếm tỷ lệ khá cao khi chiếm 74%, tại các địa điểm công cộng chiếm 48%, tại nơi làm việc chỉ chiếm 40%.

Về mục đích truy cập Internet, khảo sát này cho thấy, đọc báo trực tuyến là mục đích sử dụng Internet hằng ngày phổ biến nhất khi tỷ lệ người dùng Internet cho mục đích này chiếm tới 87%. Tiếp đến là truy cập e-mail (79%), tham gia diễn đàn hoặc mạng xã hội (77%), giải trí (73%). Đối với hoạt động tìm kiếm thông tin mua bán hàng qua mạng, 41% người dân tham gia khảo sát thực hiện hoạt động này hàng ngày và 15% thực hiện hàng tuần. Đối với việc truy cập Internet bằng thiết bị di động, đọc báo hàng ngày vẫn là hoạt động phổ biến nhất với 87% người tham gia khảo sát lựa chọn.

Trước đó, số liệu thống kê do Công ty nghiên cứu thị trường eMarketer công bố vào tháng 11/2015 cho thấy, hơn 32 triệu người Việt Nam thường xuyên sử dụng mạng xã hội, chiếm gần 36% dân số. Năm 2015, nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cũng cho biết, có hơn 30% người tiêu dùng gắn bó mật thiết với mua sắm trực tuyến và tham khảo mạng xã hội để đưa ra quyết định mua sắm.



Từ khóa: #tin-tuc-cong-nghe #doc-bao #Người-Việt #CNTT #điện-thoại-di-động #-internet
Search in: Thế giới công nghệ  Chủ đề: Người Việt lướt web 7 tiếng mỗi ngày?  Trả lời: 0  Xem: 142

Tìm thấy 4 mục

Về Đầu Trang

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Bản Quyền: Zzbaivong- Devs