Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum

Diễn đàn giải trí công nghệ dành cho giới trẻ


You are not connected. Please login or register

Tìm thấy 8 mục

Từng được xem như "Apple Trung Quốc", Xiaomi - công ty điện tử thành lập năm 2010 có giá trị ước tính lên đến 46 tỷ USD trong năm 2014 - ngày càng mất hút khỏi bản đồ công nghệ.

Mặc dù thường được biết đến với những dòng smartphone giá rẻ, Xiaomi không chỉ đơn thuần sản xuất điện thoại. Công ty này đã xây dựng nên hệ sinh thái nhiều sản phẩm như smartTV, điều hòa không khí, camera thể thao, thiết bị thực tế ảo, drone, thậm chí cả nồi cơm điện thông minh.

Xiaomi trở thành nhãn hiệu smartphone lớn nhất Trung Quốc vào năm 2014. Các sản phẩm có khả năng tùy biến cao đi cùng với chiến lược marketing hiệu quả đã thu hút rất nhiều khách hàng, đặc biệt là những người trẻ yêu thích công nghệ giá rẻ.

Xiaomi không sử dụng những cửa hàng bán lẻ, các kênh phân phối truyền thống hay quảng cáo thông thường. Thay vào đó, công ty sử dụng nhiều cách độc đáo và sáng tạo để thu hút khách hàng thông qua cộng đồng người dùng trực tuyến, mạng xã hội, flash sale (hình thức giảm giá một số mặt hàng trong thời gian nhất định) và những sự kiện online-to-offline (viết tắt là O2O, mô hình kinh doanh trong đó công ty sẽ thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến đi đến cửa hàng thực tế).

Xiaomi đảm bảo mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng bằng việc thường xuyên thu thập ý kiến phản hồi của người dùng, cập nhật phần mềm cùng nhiều tính năng mới. Kết quả là, công ty đã tạo ra được lượng fan hùng hậu tên gọi “Mi-fans”.

Tuy nhiên, không lâu sau, doanh số bán của Xiaomi bắt đầu sụt giảm. Doanh thu của họ đã giảm 5% trong quý I/2016 và 38% trong quý II. Hãng cũng không còn đứng trong top 5 nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế về doanh thu.

Không giữ được người dùng trung thành

Xiaomi tuyên bố sứ mệnh của mình là cung cấp những thiết bị thông minh với giá cả phải chăng, để mọi người đều được tiếp cận những lợi ích của công nghệ, theo Tech in Asia.

Tuy nhiên, lượng khách hàng cốt lõi của Xiaomi giờ lại mong muốn sở hữu những sản phẩm cao cấp hơn. Mặc dù có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy các khách hàng Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền hơn, thì Xiaomi vẫn tiếp tục tập trung vào phân khúc giá rẻ trên thị trường.

Xiaomi luôn nhắm vào khách hàng trẻ, lượng người dùng trung thành của họ, vì thế, đôi khi những nỗ lực marketing của công ty không vượt ra khỏi nhóm khách hàng này.

Bên cạnh đó, nhóm người dùng còn lại không phải fan trung thành của Xiaomi. Họ mua sản phẩm chỉ vì giá rẻ chứ không phải dựa trên hệ sinh thái sản phẩm công ty, như cách mà nhiều người dùng chọn ở lại với Apple.

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Chuyen-gi-da-xay-ra-voi-xiaomi-bb-baaadE1xNx

Nhóm người dùng trẻ cũng không còn mặn mà với sản phẩm của Xiaomi. Ảnh: Techinasia.

Người tiêu dùng Trung Quốc có rất nhiều lựa chọn. Họ ngày càng yêu thích những sản phẩm chất lượng thay vì giá cả. Tuy nhiên, Xiaomi lại chỉ có một vài mặt hàng trên kệ trong suốt thời gian dài khi so với các tên tuổi khác như Huawei, Vivo hay Oppo.

Thêm vào đó, chiến lược marketing, flash sale ngày càng lạc hậu, cũng như không có khả năng thực hiện một cách độc lập, bắt chước Apple quá nhiều khiến người dùng bắt đầu nhàm chán.

Tóm lại, Xiaomi đã thay đổi quá chậm và không bắt kịp với những giá trị mới mà người dùng Trung Quốc trẻ theo đuổi, nhóm đối tượng khao khát nhiều hơn nữa cuộc sống đậm tính chủ nghĩa cá nhân.

Bài học dành cho những người mới

Những đối thủ cạnh tranh ở trong nước như Huawei, Vivo và Oppo đang tập trung xây dựng những thương hiệu cao cấp. Ví dụ, Vivo có màn hình độ phân giải cao, cảm biến vân tay và nhiều tính năng khác.

Điều tương tự cũng xuất hiện trong các sản phẩm của Huawei, thậm chí là ở trong các thiết bị trung cấp.

Khi người Trung Quốc bắt đầu chi nhiều tiền hơn để mua sản phẩm, các đối thủ của Xiaomi lại càng có tiềm lực để nắm bắt thị trường.

Ban đầu Xiaomi chỉ bán hàng trực tuyến để giảm chi phí marketing cũng như chi phí vận hành cửa hàng bán lẻ, đại lý. Trong khi đó, những đối thủ như Vivo và Oppo lại đầu tư nhiều cho các kênh phân phối bán lẻ truyền thống và mở rộng mạng lưới đại lý.

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum 26087555764-b9dd5e11aa-kjpg-bb-baaacpH8uY

Dấu ấn của Xiaomi dần phai nhạt trong giới công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Techinasia.

Những đối thủ cạnh tranh này cũng sử dụng những chiến lược marketing khác biệt và hiệu quả hơn, như việc Oppo trở thành nhà tài trợ cho chương trình truyền hình nổi tiếng America’s Next Top Model.

Không thể phủ nhận, cách tiếp cận ban đầu của Xiaomi với khách hàng, huy động vốn và tư duy của nhà sáng lập Xiaomi rất tốt và nhận được sự ngưỡng mộ trong giới khởi nghiệp Trung Quốc, thậm chí là những công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, cơn sốt đang dần phai nhạt, để lại câu hỏi về giá trị công ty và khả năng tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Mặt khác, câu chuyện của Xiaomi cho thấy tính phức tạp và năng động của thị trường Trung Quốc. Sự thay đổi từ người tiêu dùng, công nghệ phát triển chóng mặt cùng mức độ cạnh tranh của các công ty đối thủ, đòi hỏi các hãng phải liên tục thay đổi trong cuộc chiến sinh tồn.

Vì vậy, Xiaomi cần thay đổi chiến lược theo hướng tư duy linh hoạt để tránh dẫn đến kết cuộc bi thảm. Câu chuyện của Xiaomi cũng chính là bài học cho những công ty khởi nghiệp khác.



Từ khóa: #điện-thoại-Xiaomi #Điện-thoại-Trung-quốc #Apple-Trung-Quốc #Xiaomi #OPPO
Từng được xem như "Apple Trung Quốc", Xiaomi - công ty điện tử thành lập năm 2010 có giá trị ước tính lên đến 46 tỷ USD trong năm 2014 - ngày càng mất hút khỏi bản đồ công nghệ.

Mặc dù thường được biết đến với những dòng smartphone giá rẻ, Xiaomi không chỉ đơn thuần sản xuất điện thoại. Công ty này đã xây dựng nên hệ sinh thái nhiều sản phẩm như smartTV, điều hòa không khí, camera thể thao, thiết bị thực tế ảo, drone, thậm chí cả nồi cơm điện thông minh.

Xiaomi trở thành nhãn hiệu smartphone lớn nhất Trung Quốc vào năm 2014. Các sản phẩm có khả năng tùy biến cao đi cùng với chiến lược marketing hiệu quả đã thu hút rất nhiều khách hàng, đặc biệt là những người trẻ yêu thích công nghệ giá rẻ.

Xiaomi không sử dụng những cửa hàng bán lẻ, các kênh phân phối truyền thống hay quảng cáo thông thường. Thay vào đó, công ty sử dụng nhiều cách độc đáo và sáng tạo để thu hút khách hàng thông qua cộng đồng người dùng trực tuyến, mạng xã hội, flash sale (hình thức giảm giá một số mặt hàng trong thời gian nhất định) và những sự kiện online-to-offline (viết tắt là O2O, mô hình kinh doanh trong đó công ty sẽ thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến đi đến cửa hàng thực tế).

Xiaomi đảm bảo mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng bằng việc thường xuyên thu thập ý kiến phản hồi của người dùng, cập nhật phần mềm cùng nhiều tính năng mới. Kết quả là, công ty đã tạo ra được lượng fan hùng hậu tên gọi “Mi-fans”.

Tuy nhiên, không lâu sau, doanh số bán của Xiaomi bắt đầu sụt giảm. Doanh thu của họ đã giảm 5% trong quý I/2016 và 38% trong quý II. Hãng cũng không còn đứng trong top 5 nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế về doanh thu.

Không giữ được người dùng trung thành

Xiaomi tuyên bố sứ mệnh của mình là cung cấp những thiết bị thông minh với giá cả phải chăng, để mọi người đều được tiếp cận những lợi ích của công nghệ, theo Tech in Asia.

Tuy nhiên, lượng khách hàng cốt lõi của Xiaomi giờ lại mong muốn sở hữu những sản phẩm cao cấp hơn. Mặc dù có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy các khách hàng Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền hơn, thì Xiaomi vẫn tiếp tục tập trung vào phân khúc giá rẻ trên thị trường.

Xiaomi luôn nhắm vào khách hàng trẻ, lượng người dùng trung thành của họ, vì thế, đôi khi những nỗ lực marketing của công ty không vượt ra khỏi nhóm khách hàng này.

Bên cạnh đó, nhóm người dùng còn lại không phải fan trung thành của Xiaomi. Họ mua sản phẩm chỉ vì giá rẻ chứ không phải dựa trên hệ sinh thái sản phẩm công ty, như cách mà nhiều người dùng chọn ở lại với Apple.

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Chuyen-gi-da-xay-ra-voi-xiaomi-bb-baaadE1xNx

Nhóm người dùng trẻ cũng không còn mặn mà với sản phẩm của Xiaomi. Ảnh: Techinasia.

Người tiêu dùng Trung Quốc có rất nhiều lựa chọn. Họ ngày càng yêu thích những sản phẩm chất lượng thay vì giá cả. Tuy nhiên, Xiaomi lại chỉ có một vài mặt hàng trên kệ trong suốt thời gian dài khi so với các tên tuổi khác như Huawei, Vivo hay Oppo.

Thêm vào đó, chiến lược marketing, flash sale ngày càng lạc hậu, cũng như không có khả năng thực hiện một cách độc lập, bắt chước Apple quá nhiều khiến người dùng bắt đầu nhàm chán.

Tóm lại, Xiaomi đã thay đổi quá chậm và không bắt kịp với những giá trị mới mà người dùng Trung Quốc trẻ theo đuổi, nhóm đối tượng khao khát nhiều hơn nữa cuộc sống đậm tính chủ nghĩa cá nhân.

Bài học dành cho những người mới

Những đối thủ cạnh tranh ở trong nước như Huawei, Vivo và Oppo đang tập trung xây dựng những thương hiệu cao cấp. Ví dụ, Vivo có màn hình độ phân giải cao, cảm biến vân tay và nhiều tính năng khác.

Điều tương tự cũng xuất hiện trong các sản phẩm của Huawei, thậm chí là ở trong các thiết bị trung cấp.

Khi người Trung Quốc bắt đầu chi nhiều tiền hơn để mua sản phẩm, các đối thủ của Xiaomi lại càng có tiềm lực để nắm bắt thị trường.

Ban đầu Xiaomi chỉ bán hàng trực tuyến để giảm chi phí marketing cũng như chi phí vận hành cửa hàng bán lẻ, đại lý. Trong khi đó, những đối thủ như Vivo và Oppo lại đầu tư nhiều cho các kênh phân phối bán lẻ truyền thống và mở rộng mạng lưới đại lý.

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum 26087555764-b9dd5e11aa-kjpg-bb-baaacpH8uY

Dấu ấn của Xiaomi dần phai nhạt trong giới công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Techinasia.

Những đối thủ cạnh tranh này cũng sử dụng những chiến lược marketing khác biệt và hiệu quả hơn, như việc Oppo trở thành nhà tài trợ cho chương trình truyền hình nổi tiếng America’s Next Top Model.

Không thể phủ nhận, cách tiếp cận ban đầu của Xiaomi với khách hàng, huy động vốn và tư duy của nhà sáng lập Xiaomi rất tốt và nhận được sự ngưỡng mộ trong giới khởi nghiệp Trung Quốc, thậm chí là những công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, cơn sốt đang dần phai nhạt, để lại câu hỏi về giá trị công ty và khả năng tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Mặt khác, câu chuyện của Xiaomi cho thấy tính phức tạp và năng động của thị trường Trung Quốc. Sự thay đổi từ người tiêu dùng, công nghệ phát triển chóng mặt cùng mức độ cạnh tranh của các công ty đối thủ, đòi hỏi các hãng phải liên tục thay đổi trong cuộc chiến sinh tồn.

Vì vậy, Xiaomi cần thay đổi chiến lược theo hướng tư duy linh hoạt để tránh dẫn đến kết cuộc bi thảm. Câu chuyện của Xiaomi cũng chính là bài học cho những công ty khởi nghiệp khác.



Từ khóa: #điện-thoại-Xiaomi #Điện-thoại-Trung-quốc #Apple-Trung-Quốc #Xiaomi #OPPO
Từng được xem như "Apple Trung Quốc", Xiaomi - công ty điện tử thành lập năm 2010 có giá trị ước tính lên đến 46 tỷ USD trong năm 2014 - ngày càng mất hút khỏi bản đồ công nghệ.

Mặc dù thường được biết đến với những dòng smartphone giá rẻ, Xiaomi không chỉ đơn thuần sản xuất điện thoại. Công ty này đã xây dựng nên hệ sinh thái nhiều sản phẩm như smartTV, điều hòa không khí, camera thể thao, thiết bị thực tế ảo, drone, thậm chí cả nồi cơm điện thông minh.

Xiaomi trở thành nhãn hiệu smartphone lớn nhất Trung Quốc vào năm 2014. Các sản phẩm có khả năng tùy biến cao đi cùng với chiến lược marketing hiệu quả đã thu hút rất nhiều khách hàng, đặc biệt là những người trẻ yêu thích công nghệ giá rẻ.

Xiaomi không sử dụng những cửa hàng bán lẻ, các kênh phân phối truyền thống hay quảng cáo thông thường. Thay vào đó, công ty sử dụng nhiều cách độc đáo và sáng tạo để thu hút khách hàng thông qua cộng đồng người dùng trực tuyến, mạng xã hội, flash sale (hình thức giảm giá một số mặt hàng trong thời gian nhất định) và những sự kiện online-to-offline (viết tắt là O2O, mô hình kinh doanh trong đó công ty sẽ thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến đi đến cửa hàng thực tế).

Xiaomi đảm bảo mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng bằng việc thường xuyên thu thập ý kiến phản hồi của người dùng, cập nhật phần mềm cùng nhiều tính năng mới. Kết quả là, công ty đã tạo ra được lượng fan hùng hậu tên gọi “Mi-fans”.

Tuy nhiên, không lâu sau, doanh số bán của Xiaomi bắt đầu sụt giảm. Doanh thu của họ đã giảm 5% trong quý I/2016 và 38% trong quý II. Hãng cũng không còn đứng trong top 5 nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế về doanh thu.

Không giữ được người dùng trung thành

Xiaomi tuyên bố sứ mệnh của mình là cung cấp những thiết bị thông minh với giá cả phải chăng, để mọi người đều được tiếp cận những lợi ích của công nghệ, theo Tech in Asia.

Tuy nhiên, lượng khách hàng cốt lõi của Xiaomi giờ lại mong muốn sở hữu những sản phẩm cao cấp hơn. Mặc dù có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy các khách hàng Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền hơn, thì Xiaomi vẫn tiếp tục tập trung vào phân khúc giá rẻ trên thị trường.

Xiaomi luôn nhắm vào khách hàng trẻ, lượng người dùng trung thành của họ, vì thế, đôi khi những nỗ lực marketing của công ty không vượt ra khỏi nhóm khách hàng này.

Bên cạnh đó, nhóm người dùng còn lại không phải fan trung thành của Xiaomi. Họ mua sản phẩm chỉ vì giá rẻ chứ không phải dựa trên hệ sinh thái sản phẩm công ty, như cách mà nhiều người dùng chọn ở lại với Apple.

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Chuyen-gi-da-xay-ra-voi-xiaomi-bb-baaadE1xNx

Nhóm người dùng trẻ cũng không còn mặn mà với sản phẩm của Xiaomi. Ảnh: Techinasia.

Người tiêu dùng Trung Quốc có rất nhiều lựa chọn. Họ ngày càng yêu thích những sản phẩm chất lượng thay vì giá cả. Tuy nhiên, Xiaomi lại chỉ có một vài mặt hàng trên kệ trong suốt thời gian dài khi so với các tên tuổi khác như Huawei, Vivo hay Oppo.

Thêm vào đó, chiến lược marketing, flash sale ngày càng lạc hậu, cũng như không có khả năng thực hiện một cách độc lập, bắt chước Apple quá nhiều khiến người dùng bắt đầu nhàm chán.

Tóm lại, Xiaomi đã thay đổi quá chậm và không bắt kịp với những giá trị mới mà người dùng Trung Quốc trẻ theo đuổi, nhóm đối tượng khao khát nhiều hơn nữa cuộc sống đậm tính chủ nghĩa cá nhân.

Bài học dành cho những người mới

Những đối thủ cạnh tranh ở trong nước như Huawei, Vivo và Oppo đang tập trung xây dựng những thương hiệu cao cấp. Ví dụ, Vivo có màn hình độ phân giải cao, cảm biến vân tay và nhiều tính năng khác.

Điều tương tự cũng xuất hiện trong các sản phẩm của Huawei, thậm chí là ở trong các thiết bị trung cấp.

Khi người Trung Quốc bắt đầu chi nhiều tiền hơn để mua sản phẩm, các đối thủ của Xiaomi lại càng có tiềm lực để nắm bắt thị trường.

Ban đầu Xiaomi chỉ bán hàng trực tuyến để giảm chi phí marketing cũng như chi phí vận hành cửa hàng bán lẻ, đại lý. Trong khi đó, những đối thủ như Vivo và Oppo lại đầu tư nhiều cho các kênh phân phối bán lẻ truyền thống và mở rộng mạng lưới đại lý.

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum 26087555764-b9dd5e11aa-kjpg-bb-baaacpH8uY

Dấu ấn của Xiaomi dần phai nhạt trong giới công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Techinasia.

Những đối thủ cạnh tranh này cũng sử dụng những chiến lược marketing khác biệt và hiệu quả hơn, như việc Oppo trở thành nhà tài trợ cho chương trình truyền hình nổi tiếng America’s Next Top Model.

Không thể phủ nhận, cách tiếp cận ban đầu của Xiaomi với khách hàng, huy động vốn và tư duy của nhà sáng lập Xiaomi rất tốt và nhận được sự ngưỡng mộ trong giới khởi nghiệp Trung Quốc, thậm chí là những công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, cơn sốt đang dần phai nhạt, để lại câu hỏi về giá trị công ty và khả năng tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Mặt khác, câu chuyện của Xiaomi cho thấy tính phức tạp và năng động của thị trường Trung Quốc. Sự thay đổi từ người tiêu dùng, công nghệ phát triển chóng mặt cùng mức độ cạnh tranh của các công ty đối thủ, đòi hỏi các hãng phải liên tục thay đổi trong cuộc chiến sinh tồn.

Vì vậy, Xiaomi cần thay đổi chiến lược theo hướng tư duy linh hoạt để tránh dẫn đến kết cuộc bi thảm. Câu chuyện của Xiaomi cũng chính là bài học cho những công ty khởi nghiệp khác.



Từ khóa: #điện-thoại-Xiaomi #Điện-thoại-Trung-quốc #Apple-Trung-Quốc #Xiaomi #OPPO
Sau Ấn Độ, Trung Quốc, một chiếc Xiaomi Mi4 vừa bất ngờ phát nổ tại Việt Nam mặc dù máy đang trong chế độ chờ, người dùng bị bỏng ở đùi, điện thoại bị hư hỏng nặng.

Sau Ấn Độ, Trung Quốc, một chiếc Xiaomi Mi4 vừa bất ngờ phát nổ tại Việt Nam mặc dù máy đang trong chế độ chờ, người dùng bị bỏng ở đùi, điện thoại bị hư hỏng nặng.

Anh Thanh Hiền, ngụ quận 7, TP.HCM cho biết chiếc Xiaomi Mi4 phát nổ khi đang để trong túi quần hôm 19/10. Khi điện thoại gặp sự cố, người này đã kịp thời lấy máy ra những vẫn bị bỏng phần đùi.

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Dien-thoai-xiaomi-phat-no-tai-viet-nam-bb-baaacDtsf4

Chiếc Xiaomi Mi4 bất ngờ phát nổ khi đang để trong túi quần.

Theo hoá đơn bán hàng, chiếc Xiaomi Mi4 phát nổ sau đúng 6 tháng sử dụng. Người này cho biết toàn bộ sạc đều là phụ kiện nguyên hộp, đi theo máy.

Đại diện cửa hàng bán chiếc Mi4 - HoangHa Mobile - xác nhận về trường hợp máy phát nổ. Cửa hàng đã tiến hành thu hồi và đổi mới máy cho khách. Theo đại diện cửa hàng, chiếc Xiaomi Mi4 bị cháy khá nặng nên tạm thời chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác.

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Xiaomi-phat-no-jpg-bb-baaacPagT0

Phần lớn linh kiện bên trong đều bị cháy đen, hư tổn khá nặng.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên di động của Xiaomi phát nổ. Trước đó chiếc Mi4 tại Ấn Độ bất ngờ bắt lửa khi đang sạc. Ba ngày sau đó một chiếc Xiaomi Mi5 tại Trung Quốc tiếp tục phát nổ.

Theo nhận định ban đầu của các chuyên gia, nhiều khả năng đây là do hiện tượng quá nhiệt hoặc lỗi của pin. Xiaomi không bình luận thông tin về các sự cố này.



Từ khóa: #Điện-thoại-Xiaomi-phát-nổ #nổ-điện-thoại #điện-thoại-Xiaomi #cháy-nổ-điện-thoại #Xiaomi
Search in: Thế giới công nghệ  Chủ đề: Điện thoại Xiaomi phát nổ tại Việt Nam  Trả lời: 0  Xem: 128
Chiến lược của nhà sản xuất smartphone Trung Quốc bộc lộ những điểm yếu.

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Xiaomi-1-bb-baaacCyqqw

CEO Xiaomi Lei Jun trong một buổi ra mắt smartphone ở Bắc Kinh. Smartphone chiếm đến 90% doanh số của Xiaomi

Theo bài đăng trên tạp chí  Fortune, vào đầu năm 2015, nhà sản xuất smartphone Trung Quốc trông giống như một người khổng lồ mới thức dậy. Những chiếc smartphone rẻ, thời trang của hãng bán rất chạy và nhận được nhiều đánh giá tích cực. Các giám đốc của Xiaomi đã khởi động kế hoạch cạnh tranh trên toàn cầu với những người khổng lồ kỳ cựu khác như Apple, Google, Samsung... bằng việc tung ra một "hệ sinh thái" nhạc, ứng dụng và các sản phẩm "Internet-of-Things" (kết nối vạn vật). Và qua đợt gây quỹ quốc tế, Xiaomi đã được định giá trị lên đến 47 tỷ USD, trở thành công ty sở hữu tư nhân lớn nhất thế giới nắm giữ "kỳ lân" (là từ thường được dùng để ví các doanh nghiệp khởi nghiệp lớn mạnh thần kỳ).

Chưa đầy 18 tháng sau, như tạp chí Fortune đưa tin tuần này, cơn hưng phấn Xiaomi đã dừng lại. Một quan chức của hãng gần đây cho biết doanh số năm ngoái của Xiaomi chỉ đạt 12,5 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với dự kiến 16 tỷ USD. Hoài nghi Xiaomi sống nhờ vào quảng cáo thổi phồng gia tăng và doanh số smartphone sụt giảm mạnh là một lý do chính minh chứng cho điều đó.

Trở lại đầu năm 2015, CEO Xiaomi là ông Lei Jun tuyên bố mục tiêu doanh số smartphone toàn cầu của hãng là đạt 100 triệu chiếc năm đó. Nhưng cuối cùng hãng chỉ xuất xưởng được 71 triệu chiếc, theo thống kê của IDC. Tất nhiên, Xiaomi không phải là nhà sản xuất smartphone duy nhất gặp khó khăn, bởi vì việc tiêu thụ smartphone trên toàn cầu đã chững lại. Ngay cả Apple cũng bị ảnh hưởng bởi nó. Song doanh số Xiaomi đã giảm nhanh hơn, sâu hơn những đối thủ khác. Trong quý đầu tiên năm nay, Xiaomi chỉ xuất xưởng được 10,9 triệu chiếc điện thoại, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các vấn đề chất lượng có thể là nhân tố đóng góp cho sự suy giảm này. Một số người dùng điện thoại Mi đã công khai than thở về màn hình vỡ và khe cắm tai nghe như bị rò điện. Và chiếc điện thoại đầu bảng mới nhất của Xiaomi là Mi 5 đã nhận được nhiều phàn nàn kể từ khi ra mắt hồi tháng Ba, với việc nhiều người báo rằng điện thoại quá nóng, đến gần 49 độ C. Xiaomi nói các vấn đề của điện thoại liên quan đến "những trường hợp cá biệt" và cho biết "chúng tôi điều tra tất cả những khiếu nại hợp lý". Song những lời than vãn về điện thoại này đã có tác động. Clark, một nhà tư vấn Internet, gần đây đã tiến hành thăm dò ý kiến người dùng điện thoại ở Trung Quốc. Chỉ có 37% người dùng Xiaomi nói họ sẽ mua một chiếc Xiaomi khác, trong khi có đến 74% người dùng Apple nói họ sẽ mua một chiếc iPhone khác.

Doanh số smartphone Xiaomi sụt giảm chỉ thu hút thêm sự chú ý đến một thực tế là hệ sinh thái của Xiaomi đã không thể cất cánh khỏi mặt đất xa hơn. Các nhà quản lý cấp cao của hãng nói họ nghĩ doanh số mọi thứ, từ vòng đeo tay cho đến nồi cơm điện có thể ngang với doanh số smartphone trong vòng 5 năm tới. Nhưng theo tạp chí Fortune, mục tiêu đó có thể còn xa vời hơn rất nhiều so với việc phải đuổi kịp Apple.



Từ khóa: #điện-thoại-Xiaomi #điện-thoại-cao-cấp #Điện-thoại-Trung-quốc #CEO-Lei-Jun #Xiaomi #Smartphone
Search in: Thế giới công nghệ  Chủ đề: Tại sao Xiaomi mất dần sự hấp dẫn?  Trả lời: 0  Xem: 126
Thị trường smartphone Trung Quốc đang chứng kiến nhiều sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất.

Là quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc đang trở thành một thị trường lớn, cần đặc biệt quan tâm của các ông lớn di động. Apple, nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới, lại đang gặp nhiều trắc trở tại đất nước này. Theo số liệu mới nhất được công bố, doanh số Apple đạt được tại Trung Quốc đã giảm tới 26% trong quý I năm nay. Mới đây, thậm chí còn có thông tin cho rằng sắp tới Tim Cook sẽ ghé thăm Trung Quốc với mục đích tìm hiểu lý do tại sao giới chức nước này lại... làm khó Apple trong việc kinh doanh.

Vậy nếu Apple không phải... Apple tại Trung Quốc? Nhà sản xuất nào đang nắm giữ ngôi vị này?

1. Huawei

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Dien-thoai-1-bb-baaackWV3w

Huawei là một trong số những nhà sản xuất có bước phát triển ấn tượng trong vài năm trở lại đây. Cụ thể, từ năm 2012 đến năm 2015, doanh số mà hãng này đạt được trên phạm vi toàn cầu đã tăng gấp đôi. Ở thị trường trong nước, nếu như trong năm 2013, 9,3% miếng bánh thị phần thuộc về tay Huawei thì đến năm 2015, con số này đã chạm mốc 14,5%.

Doanh số của Huawei tại Trung Quốc vượt qua cả Samsung, Apple và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì thế, Huawei là một trong những ứng viên hàng đầu cho ngôi vị "Apple của Trung Quốc".

2. Xiaomi

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Dien-thoai-2-bb-baaad2Zanx

Nổi tiếng trên toàn thế giới với việc cho ra những sản phẩm vượt trội ở tầm giá tốt, doanh số Xiaomi đạt được trên phạm vi toàn cầu năm 2015 thậm chí đã tăng gấp bốn lần so với năm 2013. Cụ thể, hãng này có trong tay 5,6% lượng máy smartphone bán ra trên toàn thế giới trong năm ngoái.

Sức mạnh thật sự của Xiaomi nằm ở các thị trường Châu Á, đặc biệt là tại sân nhà Trung Quốc. Theo đó, tại đây, thị phần của hãng đã tăng gấp ba lần lên con số 15% kể từ năm 2013 tới năm 2015.

3. Samsung

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Dien-thoai-3-bb-baaacMIdo8

Năm 2013, Samsung là nhà sản xuất số 1 tại Trung Quốc. Xét về thị phần, hãng này bỏ xa ứng viên ở vị trí số 2 là Lenovo tới 6,8%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014 - 2015, ông lớn công nghệ Hàn Quốc đã không còn giữ được phong độ trên cuộc đua dài. Trong khi các nhà sản xuất khác chứng kiến thị phần tăng gấp đôi, một mình Samsung... đi xuống.

Tuy nhiên với tiềm lực về tài chính, sản phẩm đa dạng, trải đều mọi phân khúc, Samsung vẫn xứng đáng là một nhân tố tiềm năng.



Từ khóa: #điện-thoại-Xiaomi #dien-thoai-Huawei #Huawei #điện-thoại-samsung #Xiaomi #Samsung
Search in: Thế giới công nghệ  Chủ đề: Tại Trung Quốc, ai mới thực sự là... Apple?  Trả lời: 0  Xem: 131
Như vậy là còn khoảng 2 tuần nữa chiếc Max sẽ chính thức được Xiaomi vén màn bí mật, cùng với đó có thể chính là sự xuất hiện của vòng tay thông minh Mi Band 2.

Vừa qua trong một hội nghị diễn ra tại Tế Nam, Trung Quốc, CEO của Xiaomi là Lei Jun đã “vô tình” tiết lộ thông tin của hai sản phẩm đang rất được mong chờ của hãng, chính là chiếc Xiaomi Max và thế hệ tiếp theo của vòng tay thông minh Mi Band.

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Xiaomi-1-bb-baaadrqzX5

Hình ảnh được cho là khung mặt trước của Xiaomi Max

Lei Jun đã nói rằng chiếc điện thoại lớn nhất lịch sử của Mi sẽ được giới thiệu vào ngày 10 tháng 5. Ngoài việc sở hữu màn hình kích thước rất lớn (có thể là 6.4-inch), thì pin của chiếc smartphone này cũng hứa hẹn sẽ làm người dùng hài lòng. Trước đó, tài khoản chính thức của Xiaomi trên mạng xã hội Weibo đã chia sẽ những hình ảnh về chiếc điện thoại này. Theo những gì thấy được trên hình ảnh được cho là mặt trước của Xiaomi Max thì sản phẩm sẽ có thiết kế đối xứng và không có logo Mi ở mặt trước.

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Xiaomi-2-bb-baaabDBB8L

Mi Band 2 được "nhá hàng"

Bên cạnh thông tin về chiếc Max thì hình ảnh của chiếc Mi Band II cũng được xuất hiện, và có khả năng cao là nó sẽ được ra mắt chính thức cùng với Max. Chiếc vòng tay này đã được Lei Jun đeo trong buổi hội nghị và được chụp lại khi ông dùng ứng dụng Mi Live để tường thuật trực tiếp hình ảnh từ sự kiện. Chiếc Mi Band thế hệ mới được trang bị màn hình và có khả năng hiển thị giờ. Kế bên màn hình là một thứ gần giống như là nút bấm, hiện tại thì vẫn chưa biết tính năng của nó là gì.

Xiaomi đã tự sản xuất một bộ xử lý riêng của mình với tên mã là “Rifle” và nhiều khả năng những sản phẩm tương lai của hãng sẽ dùng bộ xử lý này, có thể là bao gồm cả chiếc Xiaomi Max sắp ra mắt.



Từ khóa: #Mi-Band-2 #Xiaomi-Mi-Band-2 #Xiaomi-Max #vòng-đeo-tay-thông-minh #thiết-bị-đeo-thông-minh #điện-thoại-Xiaomi #điện-thoại-cao-cấp #Điện-thoại-Trung-quốc
Như vậy là còn khoảng 2 tuần nữa chiếc Max sẽ chính thức được Xiaomi vén màn bí mật, cùng với đó có thể chính là sự xuất hiện của vòng tay thông minh Mi Band 2.

Vừa qua trong một hội nghị diễn ra tại Tế Nam, Trung Quốc, CEO của Xiaomi là Lei Jun đã “vô tình” tiết lộ thông tin của hai sản phẩm đang rất được mong chờ của hãng, chính là chiếc Xiaomi Max và thế hệ tiếp theo của vòng tay thông minh Mi Band.

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Xiaomi-1-bb-baaadrqzX5

Hình ảnh được cho là khung mặt trước của Xiaomi Max

Lei Jun đã nói rằng chiếc điện thoại lớn nhất lịch sử của Mi sẽ được giới thiệu vào ngày 10 tháng 5. Ngoài việc sở hữu màn hình kích thước rất lớn (có thể là 6.4-inch), thì pin của chiếc smartphone này cũng hứa hẹn sẽ làm người dùng hài lòng. Trước đó, tài khoản chính thức của Xiaomi trên mạng xã hội Weibo đã chia sẽ những hình ảnh về chiếc điện thoại này. Theo những gì thấy được trên hình ảnh được cho là mặt trước của Xiaomi Max thì sản phẩm sẽ có thiết kế đối xứng và không có logo Mi ở mặt trước.

Topics tagged under điện-thoại-xiaomi on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Xiaomi-2-bb-baaabDBB8L

Mi Band 2 được "nhá hàng"

Bên cạnh thông tin về chiếc Max thì hình ảnh của chiếc Mi Band II cũng được xuất hiện, và có khả năng cao là nó sẽ được ra mắt chính thức cùng với Max. Chiếc vòng tay này đã được Lei Jun đeo trong buổi hội nghị và được chụp lại khi ông dùng ứng dụng Mi Live để tường thuật trực tiếp hình ảnh từ sự kiện. Chiếc Mi Band thế hệ mới được trang bị màn hình và có khả năng hiển thị giờ. Kế bên màn hình là một thứ gần giống như là nút bấm, hiện tại thì vẫn chưa biết tính năng của nó là gì.

Xiaomi đã tự sản xuất một bộ xử lý riêng của mình với tên mã là “Rifle” và nhiều khả năng những sản phẩm tương lai của hãng sẽ dùng bộ xử lý này, có thể là bao gồm cả chiếc Xiaomi Max sắp ra mắt.



Từ khóa: #Mi-Band-2 #Xiaomi-Mi-Band-2 #Xiaomi-Max #vòng-đeo-tay-thông-minh #thiết-bị-đeo-thông-minh #điện-thoại-Xiaomi #điện-thoại-cao-cấp #Điện-thoại-Trung-quốc

Tìm thấy 8 mục

Về Đầu Trang

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Bản Quyền: Zzbaivong- Devs