Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum

Diễn đàn giải trí công nghệ dành cho giới trẻ


You are not connected. Please login or register

Tìm thấy 7 mục

Từng được xem như "Apple Trung Quốc", Xiaomi - công ty điện tử thành lập năm 2010 có giá trị ước tính lên đến 46 tỷ USD trong năm 2014 - ngày càng mất hút khỏi bản đồ công nghệ.

Mặc dù thường được biết đến với những dòng smartphone giá rẻ, Xiaomi không chỉ đơn thuần sản xuất điện thoại. Công ty này đã xây dựng nên hệ sinh thái nhiều sản phẩm như smartTV, điều hòa không khí, camera thể thao, thiết bị thực tế ảo, drone, thậm chí cả nồi cơm điện thông minh.

Xiaomi trở thành nhãn hiệu smartphone lớn nhất Trung Quốc vào năm 2014. Các sản phẩm có khả năng tùy biến cao đi cùng với chiến lược marketing hiệu quả đã thu hút rất nhiều khách hàng, đặc biệt là những người trẻ yêu thích công nghệ giá rẻ.

Xiaomi không sử dụng những cửa hàng bán lẻ, các kênh phân phối truyền thống hay quảng cáo thông thường. Thay vào đó, công ty sử dụng nhiều cách độc đáo và sáng tạo để thu hút khách hàng thông qua cộng đồng người dùng trực tuyến, mạng xã hội, flash sale (hình thức giảm giá một số mặt hàng trong thời gian nhất định) và những sự kiện online-to-offline (viết tắt là O2O, mô hình kinh doanh trong đó công ty sẽ thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến đi đến cửa hàng thực tế).

Xiaomi đảm bảo mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng bằng việc thường xuyên thu thập ý kiến phản hồi của người dùng, cập nhật phần mềm cùng nhiều tính năng mới. Kết quả là, công ty đã tạo ra được lượng fan hùng hậu tên gọi “Mi-fans”.

Tuy nhiên, không lâu sau, doanh số bán của Xiaomi bắt đầu sụt giảm. Doanh thu của họ đã giảm 5% trong quý I/2016 và 38% trong quý II. Hãng cũng không còn đứng trong top 5 nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế về doanh thu.

Không giữ được người dùng trung thành

Xiaomi tuyên bố sứ mệnh của mình là cung cấp những thiết bị thông minh với giá cả phải chăng, để mọi người đều được tiếp cận những lợi ích của công nghệ, theo Tech in Asia.

Tuy nhiên, lượng khách hàng cốt lõi của Xiaomi giờ lại mong muốn sở hữu những sản phẩm cao cấp hơn. Mặc dù có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy các khách hàng Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền hơn, thì Xiaomi vẫn tiếp tục tập trung vào phân khúc giá rẻ trên thị trường.

Xiaomi luôn nhắm vào khách hàng trẻ, lượng người dùng trung thành của họ, vì thế, đôi khi những nỗ lực marketing của công ty không vượt ra khỏi nhóm khách hàng này.

Bên cạnh đó, nhóm người dùng còn lại không phải fan trung thành của Xiaomi. Họ mua sản phẩm chỉ vì giá rẻ chứ không phải dựa trên hệ sinh thái sản phẩm công ty, như cách mà nhiều người dùng chọn ở lại với Apple.

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Chuyen-gi-da-xay-ra-voi-xiaomi-bb-baaadE1xNx

Nhóm người dùng trẻ cũng không còn mặn mà với sản phẩm của Xiaomi. Ảnh: Techinasia.

Người tiêu dùng Trung Quốc có rất nhiều lựa chọn. Họ ngày càng yêu thích những sản phẩm chất lượng thay vì giá cả. Tuy nhiên, Xiaomi lại chỉ có một vài mặt hàng trên kệ trong suốt thời gian dài khi so với các tên tuổi khác như Huawei, Vivo hay Oppo.

Thêm vào đó, chiến lược marketing, flash sale ngày càng lạc hậu, cũng như không có khả năng thực hiện một cách độc lập, bắt chước Apple quá nhiều khiến người dùng bắt đầu nhàm chán.

Tóm lại, Xiaomi đã thay đổi quá chậm và không bắt kịp với những giá trị mới mà người dùng Trung Quốc trẻ theo đuổi, nhóm đối tượng khao khát nhiều hơn nữa cuộc sống đậm tính chủ nghĩa cá nhân.

Bài học dành cho những người mới

Những đối thủ cạnh tranh ở trong nước như Huawei, Vivo và Oppo đang tập trung xây dựng những thương hiệu cao cấp. Ví dụ, Vivo có màn hình độ phân giải cao, cảm biến vân tay và nhiều tính năng khác.

Điều tương tự cũng xuất hiện trong các sản phẩm của Huawei, thậm chí là ở trong các thiết bị trung cấp.

Khi người Trung Quốc bắt đầu chi nhiều tiền hơn để mua sản phẩm, các đối thủ của Xiaomi lại càng có tiềm lực để nắm bắt thị trường.

Ban đầu Xiaomi chỉ bán hàng trực tuyến để giảm chi phí marketing cũng như chi phí vận hành cửa hàng bán lẻ, đại lý. Trong khi đó, những đối thủ như Vivo và Oppo lại đầu tư nhiều cho các kênh phân phối bán lẻ truyền thống và mở rộng mạng lưới đại lý.

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum 26087555764-b9dd5e11aa-kjpg-bb-baaacpH8uY

Dấu ấn của Xiaomi dần phai nhạt trong giới công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Techinasia.

Những đối thủ cạnh tranh này cũng sử dụng những chiến lược marketing khác biệt và hiệu quả hơn, như việc Oppo trở thành nhà tài trợ cho chương trình truyền hình nổi tiếng America’s Next Top Model.

Không thể phủ nhận, cách tiếp cận ban đầu của Xiaomi với khách hàng, huy động vốn và tư duy của nhà sáng lập Xiaomi rất tốt và nhận được sự ngưỡng mộ trong giới khởi nghiệp Trung Quốc, thậm chí là những công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, cơn sốt đang dần phai nhạt, để lại câu hỏi về giá trị công ty và khả năng tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Mặt khác, câu chuyện của Xiaomi cho thấy tính phức tạp và năng động của thị trường Trung Quốc. Sự thay đổi từ người tiêu dùng, công nghệ phát triển chóng mặt cùng mức độ cạnh tranh của các công ty đối thủ, đòi hỏi các hãng phải liên tục thay đổi trong cuộc chiến sinh tồn.

Vì vậy, Xiaomi cần thay đổi chiến lược theo hướng tư duy linh hoạt để tránh dẫn đến kết cuộc bi thảm. Câu chuyện của Xiaomi cũng chính là bài học cho những công ty khởi nghiệp khác.



Từ khóa: #điện-thoại-Xiaomi #Điện-thoại-Trung-quốc #Apple-Trung-Quốc #Xiaomi #OPPO
Từng được xem như "Apple Trung Quốc", Xiaomi - công ty điện tử thành lập năm 2010 có giá trị ước tính lên đến 46 tỷ USD trong năm 2014 - ngày càng mất hút khỏi bản đồ công nghệ.

Mặc dù thường được biết đến với những dòng smartphone giá rẻ, Xiaomi không chỉ đơn thuần sản xuất điện thoại. Công ty này đã xây dựng nên hệ sinh thái nhiều sản phẩm như smartTV, điều hòa không khí, camera thể thao, thiết bị thực tế ảo, drone, thậm chí cả nồi cơm điện thông minh.

Xiaomi trở thành nhãn hiệu smartphone lớn nhất Trung Quốc vào năm 2014. Các sản phẩm có khả năng tùy biến cao đi cùng với chiến lược marketing hiệu quả đã thu hút rất nhiều khách hàng, đặc biệt là những người trẻ yêu thích công nghệ giá rẻ.

Xiaomi không sử dụng những cửa hàng bán lẻ, các kênh phân phối truyền thống hay quảng cáo thông thường. Thay vào đó, công ty sử dụng nhiều cách độc đáo và sáng tạo để thu hút khách hàng thông qua cộng đồng người dùng trực tuyến, mạng xã hội, flash sale (hình thức giảm giá một số mặt hàng trong thời gian nhất định) và những sự kiện online-to-offline (viết tắt là O2O, mô hình kinh doanh trong đó công ty sẽ thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến đi đến cửa hàng thực tế).

Xiaomi đảm bảo mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng bằng việc thường xuyên thu thập ý kiến phản hồi của người dùng, cập nhật phần mềm cùng nhiều tính năng mới. Kết quả là, công ty đã tạo ra được lượng fan hùng hậu tên gọi “Mi-fans”.

Tuy nhiên, không lâu sau, doanh số bán của Xiaomi bắt đầu sụt giảm. Doanh thu của họ đã giảm 5% trong quý I/2016 và 38% trong quý II. Hãng cũng không còn đứng trong top 5 nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế về doanh thu.

Không giữ được người dùng trung thành

Xiaomi tuyên bố sứ mệnh của mình là cung cấp những thiết bị thông minh với giá cả phải chăng, để mọi người đều được tiếp cận những lợi ích của công nghệ, theo Tech in Asia.

Tuy nhiên, lượng khách hàng cốt lõi của Xiaomi giờ lại mong muốn sở hữu những sản phẩm cao cấp hơn. Mặc dù có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy các khách hàng Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền hơn, thì Xiaomi vẫn tiếp tục tập trung vào phân khúc giá rẻ trên thị trường.

Xiaomi luôn nhắm vào khách hàng trẻ, lượng người dùng trung thành của họ, vì thế, đôi khi những nỗ lực marketing của công ty không vượt ra khỏi nhóm khách hàng này.

Bên cạnh đó, nhóm người dùng còn lại không phải fan trung thành của Xiaomi. Họ mua sản phẩm chỉ vì giá rẻ chứ không phải dựa trên hệ sinh thái sản phẩm công ty, như cách mà nhiều người dùng chọn ở lại với Apple.

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Chuyen-gi-da-xay-ra-voi-xiaomi-bb-baaadE1xNx

Nhóm người dùng trẻ cũng không còn mặn mà với sản phẩm của Xiaomi. Ảnh: Techinasia.

Người tiêu dùng Trung Quốc có rất nhiều lựa chọn. Họ ngày càng yêu thích những sản phẩm chất lượng thay vì giá cả. Tuy nhiên, Xiaomi lại chỉ có một vài mặt hàng trên kệ trong suốt thời gian dài khi so với các tên tuổi khác như Huawei, Vivo hay Oppo.

Thêm vào đó, chiến lược marketing, flash sale ngày càng lạc hậu, cũng như không có khả năng thực hiện một cách độc lập, bắt chước Apple quá nhiều khiến người dùng bắt đầu nhàm chán.

Tóm lại, Xiaomi đã thay đổi quá chậm và không bắt kịp với những giá trị mới mà người dùng Trung Quốc trẻ theo đuổi, nhóm đối tượng khao khát nhiều hơn nữa cuộc sống đậm tính chủ nghĩa cá nhân.

Bài học dành cho những người mới

Những đối thủ cạnh tranh ở trong nước như Huawei, Vivo và Oppo đang tập trung xây dựng những thương hiệu cao cấp. Ví dụ, Vivo có màn hình độ phân giải cao, cảm biến vân tay và nhiều tính năng khác.

Điều tương tự cũng xuất hiện trong các sản phẩm của Huawei, thậm chí là ở trong các thiết bị trung cấp.

Khi người Trung Quốc bắt đầu chi nhiều tiền hơn để mua sản phẩm, các đối thủ của Xiaomi lại càng có tiềm lực để nắm bắt thị trường.

Ban đầu Xiaomi chỉ bán hàng trực tuyến để giảm chi phí marketing cũng như chi phí vận hành cửa hàng bán lẻ, đại lý. Trong khi đó, những đối thủ như Vivo và Oppo lại đầu tư nhiều cho các kênh phân phối bán lẻ truyền thống và mở rộng mạng lưới đại lý.

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum 26087555764-b9dd5e11aa-kjpg-bb-baaacpH8uY

Dấu ấn của Xiaomi dần phai nhạt trong giới công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Techinasia.

Những đối thủ cạnh tranh này cũng sử dụng những chiến lược marketing khác biệt và hiệu quả hơn, như việc Oppo trở thành nhà tài trợ cho chương trình truyền hình nổi tiếng America’s Next Top Model.

Không thể phủ nhận, cách tiếp cận ban đầu của Xiaomi với khách hàng, huy động vốn và tư duy của nhà sáng lập Xiaomi rất tốt và nhận được sự ngưỡng mộ trong giới khởi nghiệp Trung Quốc, thậm chí là những công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, cơn sốt đang dần phai nhạt, để lại câu hỏi về giá trị công ty và khả năng tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Mặt khác, câu chuyện của Xiaomi cho thấy tính phức tạp và năng động của thị trường Trung Quốc. Sự thay đổi từ người tiêu dùng, công nghệ phát triển chóng mặt cùng mức độ cạnh tranh của các công ty đối thủ, đòi hỏi các hãng phải liên tục thay đổi trong cuộc chiến sinh tồn.

Vì vậy, Xiaomi cần thay đổi chiến lược theo hướng tư duy linh hoạt để tránh dẫn đến kết cuộc bi thảm. Câu chuyện của Xiaomi cũng chính là bài học cho những công ty khởi nghiệp khác.



Từ khóa: #điện-thoại-Xiaomi #Điện-thoại-Trung-quốc #Apple-Trung-Quốc #Xiaomi #OPPO
Từng được xem như "Apple Trung Quốc", Xiaomi - công ty điện tử thành lập năm 2010 có giá trị ước tính lên đến 46 tỷ USD trong năm 2014 - ngày càng mất hút khỏi bản đồ công nghệ.

Mặc dù thường được biết đến với những dòng smartphone giá rẻ, Xiaomi không chỉ đơn thuần sản xuất điện thoại. Công ty này đã xây dựng nên hệ sinh thái nhiều sản phẩm như smartTV, điều hòa không khí, camera thể thao, thiết bị thực tế ảo, drone, thậm chí cả nồi cơm điện thông minh.

Xiaomi trở thành nhãn hiệu smartphone lớn nhất Trung Quốc vào năm 2014. Các sản phẩm có khả năng tùy biến cao đi cùng với chiến lược marketing hiệu quả đã thu hút rất nhiều khách hàng, đặc biệt là những người trẻ yêu thích công nghệ giá rẻ.

Xiaomi không sử dụng những cửa hàng bán lẻ, các kênh phân phối truyền thống hay quảng cáo thông thường. Thay vào đó, công ty sử dụng nhiều cách độc đáo và sáng tạo để thu hút khách hàng thông qua cộng đồng người dùng trực tuyến, mạng xã hội, flash sale (hình thức giảm giá một số mặt hàng trong thời gian nhất định) và những sự kiện online-to-offline (viết tắt là O2O, mô hình kinh doanh trong đó công ty sẽ thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến đi đến cửa hàng thực tế).

Xiaomi đảm bảo mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng bằng việc thường xuyên thu thập ý kiến phản hồi của người dùng, cập nhật phần mềm cùng nhiều tính năng mới. Kết quả là, công ty đã tạo ra được lượng fan hùng hậu tên gọi “Mi-fans”.

Tuy nhiên, không lâu sau, doanh số bán của Xiaomi bắt đầu sụt giảm. Doanh thu của họ đã giảm 5% trong quý I/2016 và 38% trong quý II. Hãng cũng không còn đứng trong top 5 nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế về doanh thu.

Không giữ được người dùng trung thành

Xiaomi tuyên bố sứ mệnh của mình là cung cấp những thiết bị thông minh với giá cả phải chăng, để mọi người đều được tiếp cận những lợi ích của công nghệ, theo Tech in Asia.

Tuy nhiên, lượng khách hàng cốt lõi của Xiaomi giờ lại mong muốn sở hữu những sản phẩm cao cấp hơn. Mặc dù có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy các khách hàng Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền hơn, thì Xiaomi vẫn tiếp tục tập trung vào phân khúc giá rẻ trên thị trường.

Xiaomi luôn nhắm vào khách hàng trẻ, lượng người dùng trung thành của họ, vì thế, đôi khi những nỗ lực marketing của công ty không vượt ra khỏi nhóm khách hàng này.

Bên cạnh đó, nhóm người dùng còn lại không phải fan trung thành của Xiaomi. Họ mua sản phẩm chỉ vì giá rẻ chứ không phải dựa trên hệ sinh thái sản phẩm công ty, như cách mà nhiều người dùng chọn ở lại với Apple.

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Chuyen-gi-da-xay-ra-voi-xiaomi-bb-baaadE1xNx

Nhóm người dùng trẻ cũng không còn mặn mà với sản phẩm của Xiaomi. Ảnh: Techinasia.

Người tiêu dùng Trung Quốc có rất nhiều lựa chọn. Họ ngày càng yêu thích những sản phẩm chất lượng thay vì giá cả. Tuy nhiên, Xiaomi lại chỉ có một vài mặt hàng trên kệ trong suốt thời gian dài khi so với các tên tuổi khác như Huawei, Vivo hay Oppo.

Thêm vào đó, chiến lược marketing, flash sale ngày càng lạc hậu, cũng như không có khả năng thực hiện một cách độc lập, bắt chước Apple quá nhiều khiến người dùng bắt đầu nhàm chán.

Tóm lại, Xiaomi đã thay đổi quá chậm và không bắt kịp với những giá trị mới mà người dùng Trung Quốc trẻ theo đuổi, nhóm đối tượng khao khát nhiều hơn nữa cuộc sống đậm tính chủ nghĩa cá nhân.

Bài học dành cho những người mới

Những đối thủ cạnh tranh ở trong nước như Huawei, Vivo và Oppo đang tập trung xây dựng những thương hiệu cao cấp. Ví dụ, Vivo có màn hình độ phân giải cao, cảm biến vân tay và nhiều tính năng khác.

Điều tương tự cũng xuất hiện trong các sản phẩm của Huawei, thậm chí là ở trong các thiết bị trung cấp.

Khi người Trung Quốc bắt đầu chi nhiều tiền hơn để mua sản phẩm, các đối thủ của Xiaomi lại càng có tiềm lực để nắm bắt thị trường.

Ban đầu Xiaomi chỉ bán hàng trực tuyến để giảm chi phí marketing cũng như chi phí vận hành cửa hàng bán lẻ, đại lý. Trong khi đó, những đối thủ như Vivo và Oppo lại đầu tư nhiều cho các kênh phân phối bán lẻ truyền thống và mở rộng mạng lưới đại lý.

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum 26087555764-b9dd5e11aa-kjpg-bb-baaacpH8uY

Dấu ấn của Xiaomi dần phai nhạt trong giới công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Techinasia.

Những đối thủ cạnh tranh này cũng sử dụng những chiến lược marketing khác biệt và hiệu quả hơn, như việc Oppo trở thành nhà tài trợ cho chương trình truyền hình nổi tiếng America’s Next Top Model.

Không thể phủ nhận, cách tiếp cận ban đầu của Xiaomi với khách hàng, huy động vốn và tư duy của nhà sáng lập Xiaomi rất tốt và nhận được sự ngưỡng mộ trong giới khởi nghiệp Trung Quốc, thậm chí là những công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, cơn sốt đang dần phai nhạt, để lại câu hỏi về giá trị công ty và khả năng tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Mặt khác, câu chuyện của Xiaomi cho thấy tính phức tạp và năng động của thị trường Trung Quốc. Sự thay đổi từ người tiêu dùng, công nghệ phát triển chóng mặt cùng mức độ cạnh tranh của các công ty đối thủ, đòi hỏi các hãng phải liên tục thay đổi trong cuộc chiến sinh tồn.

Vì vậy, Xiaomi cần thay đổi chiến lược theo hướng tư duy linh hoạt để tránh dẫn đến kết cuộc bi thảm. Câu chuyện của Xiaomi cũng chính là bài học cho những công ty khởi nghiệp khác.



Từ khóa: #điện-thoại-Xiaomi #Điện-thoại-Trung-quốc #Apple-Trung-Quốc #Xiaomi #OPPO
Những tên tuổi mới thường không đủ nguồn lực lẫn sức mạnh thương hiệu để cạnh tranh với các ông lớn. Do đó, họ hướng đến những ngách nhỏ, với các nguồn khách hàng mới.

Phân khúc điện thoại giá rẻ vẫn đang sôi động, dù nhiều ông lớn đã bỏ cuộc, để lại miếng bánh thị phần khổng lồ cho Samsung và Oppo. Mặc dù vậy, hai tên tuổi này cùng với các thương hiệu quen thuộc khác chỉ đang nắm giữ hơn 70% thị phần. 23,9% còn lại, theo thống kê từ IDC, hiện nằm trong tay các thương hiệu "noname". Đây được xem là miếng bánh đủ lớn để các hãng điện thoại mới ồ ạt nhảy vào thị trường Việt Nam thời gian qua.

Con gà, quả trứng và đại dương xanh

Trong vòng chỉ một năm, hàng loạt tên tuổi vừa quen vừa lạ tiến vào Việt Nam. Có thể kể đến Meizu, Infocus, ZTE từ Trung Quốc, Intex từ Ấn Độ, Obi Worldphone từ Mỹ, Archos từ Pháp… Một số thương hiệu ít nhiều quen thuộc lại có những bước tiến mạnh mẽ hơn, có nhiều chiến dịch nhằm mở rộng thị trường.

Tuy vậy, không ít tên tuổi rầm rộ tiến vào Việt Nam rồi rút lui trong im lặng. Chi phí cao, không quen thuộc thị trường, thương hiệu yếu là những nguyên nhân lý giải cho thất bại.

Infinix - thương hiệu smartphone đang lớn mạnh tại thị trường châu Phi - gọi đó là “bài toán con gà và quả trứng”, khi họ phải lựa chọn giữa marketing và doanh số bán hàng. Một mặt, vài hãng đến, mang theo rất nhiều sản phẩm và đầu tư mạnh vào marketing để tạo tiếng vang. Tuy nhiên, doanh số bán hàng không như kỳ vọng, lợi nhuận bị chia sẻ nhiều cho các hoạt động marketing khiến họ không còn đủ lực, phải âm thầm rút khỏi thị trường.

Ngược lại, nếu không đầu tư vào marketing, chỉ tập trung bán hàng, lợi nhuận thời gian đầu có thể đạt kỳ vọng, nhưng về lâu dài, khi phải chi phí nhiều hơn, các sản phẩm đời sau không đủ tiếng tăm để cạnh tranh với các "ông lớn", các hãng này cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Nhóm khách hàng cũ hiện tại gần như bị chiếm lĩnh bởi hai cái tên Oppo và Samsung, vốn là những “đại gia” vung tiền mạnh cho quảng cáo.

Khó khăn về cả ngân sách lẫn thương hiệu là nguyên do các hãng phải tìm những nhóm người dùng mới, những cách marketing ít cạnh tranh hơn và nắm giữ nhóm đối tượng đó. Đồng thời, họ phải tìm cách "cân bằng việc tìm ra khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ", như đại diện của Flash, hãng điện thoại vừa vào Việt Nam gần đây chia sẻ.

Họ tìm đến những vùng, những địa bàn ngách mà các ông lớn ít chen chân tới, nhằm thu hút người dùng, tạo ra vùng "đại dương xanh" yên ả cho mình. Tại các thành phố lớn, các hãng cố gắng cạnh tranh bằng con bài giá, thông qua việc cắt giảm chi phí tại các cửa hàng, dùng mạng lưới thương mại điện tử.

Đây được xem là hướng đi hợp lý, nhất là ở phân khúc giá rẻ. Theo đại diện của Thế giới di động, phân khúc giá rẻ dưới 4 triệu, nơi các hãng nhắm vào, sẽ đón hầu hết nhu cầu chuyển đổi từ điện thoại cơ bản sang smartphone, với số lượng người dùng lớn, nhiều cơ hội. Thêm vào đó, đây là phân khúc ổn định, có thể giúp các tên tuổi mới giành được thị phần từ tay ông lớn, khác với nhóm cao cấp luôn tồn tại những bất ngờ.

Một chiến trường mới đang xuất hiện

Trao đổi với Zing.vn, đại diện của 3 hãng điện thoại mới vào Việt Nam gần đây là Obi Worldphone, Infinix và Flash đều cho biết, họ cùng nhắm đến nhóm người dùng trẻ, độ tuổi trên dưới mức 18-35, có kiến thức về công nghệ.

Từ đó, định vị sản phẩm của các thương hiệu này khá giống nhau. Họ muốn mang đến một sản phẩm thiết kế đẹp, cấu hình cao và ưu tiên yếu tố giá.

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Hang-dien-thoai-gia-re-1-bb-baaacWrRi9

Nhiều hãng điện thoại mới đang có khách hàng mục tiêu và hướng phát triển sản phẩm tương tự nhau.

Trong số đó, Flash và Infinix hướng tới thăm dò thị trường, đồng thời tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng, nhân viên bước đầu bằng cách phân phối qua các kênh thương mại điện tử, các chương trình truyền thông online, mạng xã hội.

Nhược điểm của hướng đi này là nó không tiếp cận được số lượng lớn người dùng ngay lập tức, cũng như khó lòng ghi dấu ấn thương hiệu. Từ đó, doanh số của các hãng này không thể so sánh với những “đại gia” trên thị trường như Oppo, Samsung.

Đại diện Infinix thừa nhận chưa quan tâm nhiều đến số lượng điện thoại bán ra. Hiện tại, mục tiêu của họ vẫn là tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng Việt.

Tương tự, Flash hay Obi Worldphone cho biết doanh số “đạt mong đợi”, nhưng từ chối đưa ra con số cụ thể.

Đại diện một nhà bán lẻ tiết lộ, các thương hiệu mới thường tung hàng nhanh sau khi ra mắt, trong vòng 2-3 tuần, với doanh số thường vào khoảng 5.000-10.000 đơn vị. Nếu so sánh, con số này chỉ là muối bỏ bể với doanh số những dòng tầm trung phổ biến của những thương hiệu đã ít nhiều có tên tuổi.

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Hang-dien-thoai-gia-re-2-bb-baaacEn6Sb

Obi Worldphone vào Việt Nam khá sớm và từng gây xôn xao với chuyến viếng thăm của John Sculley, nhưng hiện tại, họ đang đối mặt với những đối thủ mới.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa những cái tên mới “an phận” với “đại dương xanh” do họ tạo ra. Infinix tiết lộ kế hoạch mở rộng ra các chuỗi siêu thị lớn để sản phẩm được có mặt trên toàn quốc. Còn Obi Worldphone, vốn từng ra mắt rầm rộ với sự xuất hiện của cựu CEO Apple - John Sculley cũng vừa có hơn 20 hoạt động thúc đẩy bán hàng trong 2 tháng vừa qua.

Có thể thấy, đã có một cuộc đua khác xuất hiện, độc lập với nhóm thị trường truyền thống với những khách hàng đã cũ. Người dùng mới đang được quan tâm nhiều hơn, với ngày càng nhiều thương hiệu chào mời họ.

Những thương hiệu mới đang dần chuyển sang cạnh tranh với nhau, và cố “tránh” những nơi có dấu chân các ông lớn. Tuy vậy, dòng khách hàng chuyển đổi từ điện thoại cơ bản sang smartphone giá rẻ sẽ lại chuyển dần sang smartphone tầm trung, đồng nghĩa với một lượt khách hàng mới, do đó đây vẫn là thị trường màu mỡ, ít nhất trong vài năm tới.



Từ khóa: #John-Sculley #Obi-Worldphone #thị-trường-smartphone #smartphone-giá-rẻ #điện-thoại-giá-rẻ #OPPO #Samsung
Siêu phẩm Find 7 đã ra đời cách đây gần 2 năm. Có lẽ Oppo đã dành khoảng thời gian dài chờ đợi này để chuẩn bị cho một sự quay trở lại đầy ấn tượng.

Oppo nổi tiếng trên thế giới với những sản phẩm có thiết kế thời trang và công nghệ tiên tiến, ví dụ như thiết kế gương, camera lật và sạc siêu nhanh. Dù đã bán được hơn 50 triệu smartphone trong năm ngoái, Oppo vẫn chững lại một thời gian và dường như là để chuẩn bị cho sự quay lại đầy ấn tượng.

Những hình ảnh quảng cáo của 3 smartphone Oppo mới vừa xuất hiện trên mạng internet. Nhìn chung bạn không thể nắm được nhiều thông tin thông qua các bức ảnh đã bị làm mờ này ngoại trừ dáng vuông vức quen thuộc và một chút màu sắc. Một số thông tin khác đó là 2 trong 3 chiếc dự kiến xuất hiện vào ngày 2/6 và chiếc còn lại vào ngày 6/6.

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Oppo-1-bb-baaabSh98S

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Oppo-2-bb-baaacVFEpj

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Oppo-3-bb-baaabMj2rD

Theo nhiều thông tin, chiếc Find 9 và Find 9a chắc chắn sẽ được lên kệ trong khi đó chi tiết về chiếc thứ 3 vẫn còn là bí ẩn.

Smartphone Find 7 của Oppo đã ra đời cách đây hơn 2 năm và đây là một khoảng thời gian khá dài cho một lần cập nhật đời mới.  Nếu những thông số rò rỉ trên GFXBench là chính xác, chiếc điện thoại mới này sẽ được trang bị chip SoC tầm trung MediaTek Helio P10, màn hình 5,5 inch độ phân giải 1080p chứ không phải màn hình QHD giống Find 7, RAM 4GB, bộ nhớ trong 64GB cùng bộ đôi camera 16MP và 12MP.

Có lẽ chúng ta sẽ không phải chờ lâu nữa bởi nếu những thông tin trên hình ảnh rò rỉ là chính xác, chỉ vài tiếng nữa 2 chiếc smartphone bí ẩn sẽ được vén màn.



Từ khóa: #Find-9 #Oppo-Find-9 #Find-7 #Oppo-Find-7 #điện-thoai-Oppo #OPPO
Search in: Thế giới công nghệ  Chủ đề: Oppo chuẩn bị ra mắt siêu phẩm kế nhiệm Find 7  Trả lời: 0  Xem: 144
Phiên bản đặc biệt dành cho các fan đội bóng Barcelona của Oppo F1 Plus vừa được nhà sản xuất Trung Quốc ra mắt vào ngày hôm qua.

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Oppo-f1-plus-1-bb-baaac1EhrX

Phiên bản Oppo F1 Plus FC Barcelona Edition được thiết kế với mặt sau màu xanh cùng dải ăng-ten màu đỏ, 2 màu sắc đặc trưng trong màu áo của Barcelona. Logo Oppo và FC Barcelona được mạ vàng 18K, dòng chữ FC Barcalona Official Partner (đối tác chính thức của đội bóng Barcelona) được in nổi bật ngay dưới logo của đội bóng. F1 Plus FC Barcelona sẽ chính thức "lên kệ" vào giữa tháng 6, và Oppo còn bán kèm theo máy ốp lưng bảo vệ với chữ ký được khắc laser của Messi, Neymar, Luis Suarez, Ivan Rakitic và Andres Iniesta.

Theo trang tin Android Authority, Oppo F1 Plus được trang bị màn hình 5.5 inch Full HD, camera trước 16MP, camera sau 13MP, pin 2850 mAh, chip xử lý MediaTek Helio P10 2GHz, RAM 4GB, bộ nhớ trong 64GB và giao diện ColorOS dựa trên Android của Oppo (Trung Quốc).



Từ khóa: #Oppo-F1-Plus-FC-Barcelona-Edition #Oppo-F1-Plus #điện-thoai-Oppo #Điện-thoại-tầm-trung #OPPO
Mới đây có văn bản lan truyền trên mạng xã hội được cho là từ Oppo Việt Nam phát đi cảnh báo hãng này sẽ ngừng làm việc và tài trợ cho bất kỳ cửa hàng nào nếu hợp tác với thương hiệu Vivo.

Theo nội dung thông báo được một chủ cửa hàng điện thoại chụp hình đăng trên mạng, Oppo Việt Nam tuyên bố sẽ ngừng hợp tác với cửa hàng nào đang làm việc và nhận tài trợ từ Oppo gắn biển hiệu của Vivo. Ngoài ra, Oppo Việt Nam cũng sẽ chấm dứt hợp đồng nếu cửa hàng tổ chức sự kiện quảng bá điện thoại cho Vivo và nhận nhân viên nữ hỗ trợ bán hàng từ Vivo. Văn bản lan truyền đó có dấu đỏ và chữ ký được cho là của Giám đốc Oppo Việt Nam, Đỗ Quang Kha. Thế nhưng phản hồi với báo chí, phía OPPO Việt Nam cho rằng đó là văn bản giả mạo và họ đang nhờ cơ quan quản lý điều tra, xác minh.

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Oppo-1-bb-baaac1yVX4

Văn bản chưa rõ thực hư này gây bất ngờ không chỉ bởi thái độ độc quyền của Oppo Việt Nam mà còn bởi một thực tế khác ít người biết: Oppo và Vivo là hai "anh em" có cùng công ty mẹ là BBK đặt trụ sở ở thành phố công nghiệp Đông Quản, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. BBK từng là nhà sản xuất đầu DVD và VCD lớn nhất ở Trung Quốc. Oppo còn có thương hiệu con khác là OnePlus được dựng nên để cạnh tranh với Xiaomi nhưng hiện tại không thành công và đang có tin đồn đoán sẽ sớm được hợp nhất với Oppo.

Hai "anh em" đang nổi trên thị trường

Có lẽ do có cùng nguồn gốc, cả Oppo và Vivo đều có chiến lược kinh doanh và định vị trên thị trường khá giống nhau: chi mạnh tay cho quảng cáo, hướng vào khách hàng trẻ với các sản phẩm tập trung vào thiết kế và thời trang. Thời gian gần đây, cả Oppo và Vivo đều là những thương hiệu có tốc độ tăng trưởng tốt dù bối cảnh chung của thị trường smartphone toàn cầu đang suy giảm.

Vivo là cái tên còn khá mờ nhạt ở thị trường toàn cầu nhưng đang tăng trưởng ấn tượng ở thị trường Trung Quốc. Trong quý 1 năm nay, số liệu của hãng nghiên cứu thị trường Canalys cho thấy Vivo đã chiếm được vị trí thứ 2 về thị phần ở Trung Quốc với hơn 13%, chỉ sau Huawei và nhỉnh hơn chút so với 3 thương hiệu kế sau là Xiaomi, Oppo và Apple. Trong quý hai năm nay, Canalys dự đoán thị phần smartphone của Vivo ở Trung Quốc sẽ còn tăng thêm từ 4-8% nữa.

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Oppo-2-bb-baaacfzw7q

Vivo vươn lên thứ 2 thị phần ở Trung Quốc quý 1/2016, theo Canalys

Ở thị trường toàn cầu, thứ hạng của Vivo và Oppo cũng đang lên rất nhanh. Theo số liệu của hãng nghiên cứu Strategy Analytics, Oppo bán được tới 10,8 triệu chiếc smartphone trong quý cuối năm 2015 chiếm vị trí thứ 5 về thị phần smartphone toàn cầu, còn Vivo có được 10% thị phần, đứng thứ 4 ngay sau Apple (13% thị phần).

Chiến lược bám địa phương, thành thị nhỏ

Oppo và Vivo đều thúc đẩy doanh số theo cách làm gần như ngược lại với Xiaomi. Xiaomi bán khoảng 70% số sản phẩm của mình trực tuyến nhằm cắt giảm chi phí tiếp thị và phân phối theo kênh truyền thống. Trong khi đó, Vivo và Oppo lại đi theo hướng khác, ưu tiên đầu tư vào hệ thống bán lẻ hơn thương mại điện tử.

Nhiều thương hiệu smartphone có xu hướng bán online ở mức giá rẻ hơn giá bán ở các cửa hàng truyền thống, gây ra bất bình trong các nhà phân phối. Các thương hiệu này cũng thường tổ chức mạng lưới nhiều đối tác phân phối nhỏ lẻ, dẫn đến việc các nhà phân phối phải cắt giảm giá và tỷ suất lợi nhuận để cạnh tranh nhau.

Vivo và Oppo đã giải quyết được tình trạng đau đầu đó bằng cách bỏ qua thương mại điện tử để ưu tiên hợp tác với các đối tác bán lẻ. Theo Nicole Peng, giám đốc của hãng nghiên cứu Canalys, cả Vivo và Oppo đều có ít nhà phân phối và những nhà phân phối này đều là đối tác độc quyền. Hai hãng này cũng đảm bảo giá sản phẩm sẽ không giảm sau 6 tháng đồng thời đưa ra cam kết mức lợi nhuận nhất định cho các nhà phân phối. Các nhà phân phối được khuyến khích bán nhiều điện thoại và cung cấp chất lượng chăm sóc khách hàng tại cửa hàng nhằm xây dựng thương hiệu chất lượng.

Một chiến lược khác biệt nữa của Oppo và Vivo là tập trung mạnh vào hệ thống bán lẻ ở các thành phố cấp hai và cấp ba, là những nơi mức độ thâm nhập của smartphone còn thấp so với các thành phố lớn. Đây cũng là những nơi mà các hãng lớn như Apple, Samsung hay Huawei chưa phủ tới một cách đầy đủ. Trong thời gian tới, các nhà phân tích dự đoán các thành phố cấp hai, cấp ba mới là chiến địa của các hãng smartphone bởi vì các thành phố lớn đã tiến đến điểm bão hoà.

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Oppo-3-bb-baaacnSbES

Oppo và Vivo cũng có chiến lược tiếp thị tương đồng. Cả hai đều tập trung đầu tư mạnh vào quảng cáo trên các kênh truyền hình, các ngôi sao giải trí và phim ảnh. Từ năm 2011, Oppo đã từng hợp tác với ngôi sao như Song Hye Kyo, Leonardo di Caprio trên thị trường quốc tế hay Sơn Tùng MTP, Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên… ở Việt Nam. Chiến lược này hỗ trợ rất hiệu quả cho việc khai thác các thị trường địa phương, nơi mà kênh Internet và báo chí truyền thống chưa tác động mạnh như các thành phố lớn. Tuy nhiên, tính năng công nghệ trên sản phẩm của Oppo và Vivo có những định hướng khác biệt. Oppo chú trọng hơn vào quảng bá thiết kế và camera, còn Vivo tập trung nhiều hơn vào khả năng nghe nhạc.

Tại sao ít người biết người đến quan hệ anh em của Vivo và Oppo?

Topics tagged under oppo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Oppo-4-bb-baaac5sibG

Câu trả lời đơn giản nhất là do những người quản lý của cả Oppo, Vivo và OnePlus đều hiếm khi nói về mối quan hệ của họ. Chính bởi vậy mà chỉ có người đam mê công nghệ hoặc những người trong ngành mới biết đến quan hệ "anh em" của Vivo và Oppo.

Mặc dù có chung người cha là BBK cũng như chiến lược kinh doanh tương đồng nhưng theo tìm hiểu của hãng nghiên cứu Counterpoint Research thì Oppo và Vivo đều phát triển độc lập và là những đối thủ bình thường của nhau trên thị trường. Hai công ty không có bất kỳ mối quan hệ gì trong hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ duy nhất giữa họ là có chung một số cổ đông.



Từ khóa: #OPPO-và-Vivo #Vivo #OnePlus #OPPO

Tìm thấy 7 mục

Về Đầu Trang

 
  • Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Bản Quyền: Zzbaivong- Devs