Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum

Diễn đàn giải trí công nghệ dành cho giới trẻ


You are not connected. Please login or register

Tìm thấy 9 mục

Trí tuệ nhân tạo có lẽ còn lâu mới theo kịp khả năng của con người khi 4 lần thất bại trong việc lấy được tấm bằng đại học.

Torobo do Viện Tự động hóa Quốc gia Nhật Bản phát triển từ 2011 nhằm tạo ra kỳ thi tuyển sinh Đại học Tokyo cho trí tuệ nhân tạo đến năm 2022. Tuy nhiên, vào khoảng đầu tuần này, nhóm nghiên cứu đã từ bỏ mục tiêu ban đầu. Torobo mang trong mình trí tuệ nhân tạo (AI) đã thi trượt Đại học Tokyo trong 4 năm liên tiếp.

Trong lần thử sức gần nhất, Torobo đã thực hiện kỳ thi do công ty quảng cáo giáo dục Benesse Corp thiết kế. Kỳ thi này gồm 8 bài kiểm tra nhỏ thuộc 5 môn khác nhau. Chú robot đạt được 525/950 điểm, cao hơn 14 điểm so với năm ngoái.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Robot-1-bb-baaadMnAhE

Điểm trung bình của Torobo là 57,1%, quá thấp so với mức 80% để có được tấm vé vào giảng đường của Đại học Tokyo. Ảnh: Dailymail

“Chú robot này vẫn được số điểm gần bằng năm ngoái. Vì thế, chúng tôi đã có thể đo đạc được khả năng và giới hạn của một phần mềm trí tuệ nhân tạo”, bà Noriko Arai, giáo sư nghiên cứu thông tin và xã hội tại Viện tự động hóa Quốc gia Tokyo bày tỏ. Hơn nữa, bà cũng là người chỉ đạo đội ngũ lập trình và lắp đặt Torobo từ những ngày đầu.

Trong khoảng thời gian từ 2013 - 2015, Torobo đạt được số điểm lần lượt là 45,1, 47,3 và 57,8%. Điểm năm 2016 bị coi là thấp do mức trung bình của tất cả các sinh viên khác tham dự kỳ thi đại học đã vượt trội hơn.

Cụ thể, Torobo đã có điểm Vật lý cao hơn năm ngoái, nhảy vọt từ 46,5 lên 59 điểm nhờ các nhà phát triển robot đã nâng cấp phần mềm đánh giá độ hóc búa các câu hỏi.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Robot-2-bb-baaacDzKp8

Với điểm số trên, Torobo vẫn còn có thể nộp đơn sang 1.373 khoa của 535 trường đại học khác ở Nhật Bản. Trong đó bao gồm 23 đại học trong nước có thứ hạng cao và các viện nghiên cứu. Ảnh: Dailymail.

Về điểm Lịch sử, số điểm 66,3 đạt được là do cậu đã bỏ ra rất nhiều công để “học” toàn bộ số kiến thức trong sách giáo khoa cũng như từ các trang web thông tin khác. Không rõ bộ nhớ máy tính của một trí tuệ nhân tạo có giúp đỡ được nhiều trong các bài học này không.

Với Torobo, môn học khó nhất là tiếng Anh. Như các năm khác, Torobo luôn gặp khó khăn để có được câu trả lời logic nhất. Với 36,2 điểm nghe và 50,5 điểm viết, tiếng Anh kém là nguyên nhân khiến Torobo trượt đại học 4 năm liên tiếp.

Dù thất bại nhưng với khả khả năng lọc ra kiến thức chính xác từ lượng thông tin lưu trữ khổng lồ, chú robot này có thể được nhóm nghiên cứu cải thiện, lập trình và ứng dụng vào ngành công nghệ điện tử trong tương lai. "Công việc" phù hợp trước mắt của Torobo có thể là một vị trí lao động chân tay.



Từ khóa: #robot-nhật-bản-trượt #Thị-trượt-đại-học #Robot-Nhật-Bản #trí-tuệ-nhân-tạo #Nhật-bản
Thiên tài vật lý và toán học Stephen Hawking vừa lên tiếng cảnh báo, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể sẽ là con dao hai lưỡi, đẩy loài người tới nguy cơ diệt vong.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Robot-bb-baaabJslNY

Giáo sư Hawking lo sợ AI sẽ đặt dấu chấm hết cho loài người! Ảnh: Melinda Sue Gordon

Phát biểu trong buổi hội thảo bàn về tương lai của trí tuệ nhân tạo tại trung tâm Leverhulme, Đại học Cambridge, ông Stephen Hawking nhấn mạnh, con người cần chú trọng nhiều hơn về trí tuệ nhân tạo, trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo được đầu tư phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống.

“Tôi tin rằng không còn khoảng cách lớn giữa trí óc con người và khả năng của máy tính. Thậm chí trong tương lai, máy móc hoàn toàn có thể vượt qua cả con người về độ thông minh. Điều đó có thể được ví như con dao 2 lưỡi. Trong trường hợp chúng ta có thể kiểm soát được trí tuệ nhân tạo, cuộc sống con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều khi đói nghèo và các bệnh nan y sẽ được giải quyết triệt để. AI chắc chắn là một trong những thành tựu lớn nhất trong kỷ nguyên của loài người”, ông Hawking nói.

Tuy nhiên, nhà vật lý nổi tiếng thế giới cũng nêu ra một tương lai u ám nếu AI nằm ngoài tầm kiểm soát. “Bên cạnh những mặt tích cực, AI cũng đem lại mối nguy rất lớn, tựa như các loại vũ khí hủy diệt tự động. Nói tóm lại, AI có thể là điều vĩ đại nhất con người từng tạo ra nhưng cũng có thể là hiểm họa lớn nhất với loài người. Chúng ta hiện không thể dự báo được chính xác vấn đề của tương lai.

“Đó là lý do vì sao tôi từng đề cập tới vấn đề của AI trong năm 2014 cùng với một số đồng nghiệp và rất mừng khi có không ít người lắng nghe những gì tôi muốn truyền tải”, ông Hawking tâm sự.

Trước đó, tỉ phú người Mỹ Elon Musk – đồng thời là CEO của Tập đoàn công nghệ thám hiểm không gian SpaceX - cũng có chung quan điểm với ông Hawking khi gọi AI là mối nguy hiện hữu lớn nhất với con người, đồng thời đề xuất cần giám sát chặt chẽ sự phát triển của AI.



Từ khóa: #loài-người-diệt-vong #robot-trong-tương-lai #trí-tuệ-nhân-tạo #nhà-vật-lí-Stephen-Hawking- #robot
Search in: Thế giới công nghệ  Chủ đề: Trí tuệ nhân tạo sẽ khiến con người diệt vong?  Trả lời: 0  Xem: 164
Thiên tài vật lý Stephen Hawking từng cảnh báo loài người có nguy cơ bị trí tuệ nhân tạo hủy diệt. Các hãng công nghệ thích viễn cảnh đó bởi nỗi sợ sẽ mang lại cho họ cả đống tiền.

Tuy nhiên, Stephen Hawking cũng có cái nhìn lạc quan về trí tuệ nhân tạo (AI). Ông cho rằng nếu khai thác tốt, AI sẽ là một trong những khai phá tốt nhất mà loài người có được.

Nhiều người cũng tin rằng AI sẽ giúp xã hội phát triển rực rỡ hơn, nâng cao dịch vụ chăm sóc y tế, cải thiện năng suất lao động, đồng thời giải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc.

Tuy viễn cảnh diệt vong đó không thể xảy ra trong nay mai nhưng đã có nhiều tiếng nói sợ sệt về điều này, hay ít nhất cũng cố thuyết phục nguy cơ đó là có thật.

Điển hình trong số này là nhà tỉ phú Elon Musk, sáng lập Tesla Motors và SpaceX. Ông này đã lập một công ty phi lợi nhuận với sự tham gia của nhiều hãng công nghệ lớn, trong đó có Amazon, nhằm ngăn chặn nguy cơ diệt vong đến từ trí tuệ nhân tạo.

Ngoài Elon Musk, các trường đại học lớn trong đó có Berkeley, Oxford và Cambridge cũng lập ra những viện nghiên cứu có chức năng tương tự. Nhiều nhân vật nổi tiếng như Bill Joy, Bill Gates và Ray Kurzweil cũng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ trí tuệ nhân tạo.

Thổi phồng nguy cơ.

Bao giờ cũng vậy, đã có diệt vong thì sẽ có cứu rỗi. Nguy cơ trí tuệ nhân tạo là có thật nhưng con người vốn thông minh và hơn hết chính họ tạo ra AI nên sẽ có cách kiểm soát từ đầu.

Biến thách thức thành cơ hội để từ đó đưa ra các giải pháp sáng tạo. Rất nhiều hãng công nghệ đang kiếm bộn tiền từ nỗi sợ này. Cũng khó có thể nói đó là tác phẩm của khoa học viễn tưởng hay đơn thuần chỉ là thổi phồng của giới công nghệ.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Kiem-bon-tien-tu-noi-so-hai-tri-tue-nhan-tao-bb-baaac1mqAy

Máy móc liệu có nổi dậy?

Chẳng hạn Ray Kurzweil, nhà sáng chế, phát minh và khoa học gia nổi tiếng của Mỹ, tin rằng loài người sẽ bất tử nhờ các loại robot tí hon có khả năng số hóa trí óc con người.

Còn Elon Musk thì cho rằng con người sắp đạt tới "cảnh giới" giống như bộ phim viễn tưởng Ma Trận trong tương lai gần. Khi đó, hiện thực có thể được lập trình được để lưu giữ trong nhiều thế kỷ.

Một số hãng công nghệ lớn luôn tự coi họ là "đấng cứu thế" với sức mạnh có thể tiêu diệt con người hoặc khiến con người bất tử. Suy nghĩ này luôn thường trực trong thế giới công nghệ bởi nó nuôi dưỡng cái tôi và sự ngạo mạn tin rằng sức mạnh của họ lớn hơn bất cứ sáng tạo của một cá nhân nào.

Với các nhà nghiên cứu về Ngày Phán xét như Elon Musk hay Ray Kurzweil, thừa nhận nguy cơ là có thật không chỉ là lời kêu gọi hành động mà còn thu hút những khoản đầu tư khổng lồ và cơ hội rộng mở khác.

Thế nhưng, liệu những cỗ máy thông minh có tiêu diệt, cứu rỗi hay đơn giản là giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn? Để trả lời câu hỏi này, hãy xem những gì đang thực sự xảy ra với trí tuệ nhân tạo dưới đây.

Sự thật trần trụi.

Các công nghệ cơ bản, giống những thứ mà trí tuệ nhân tạo DeepMind của Google sử dụng để đánh bại vua cờ vây Lee Sedol trong trận chiến gần đây, thực ra không mới. Chúng từng được phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Sở dĩ giờ đây công nghệ này mạnh lên là nhờ có dữ liệu lớn và năng lực xử lý điện toán cao hơn. Tuy nhiên, cách thức hoạt động của các hệ thống này không đổi – chúng được phát triển cho mục đích nhất định. Trong trò chơi, mục đích là thắng đối thủ, cụ thể là bắt được tướng hoặc vua.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Artificial_intelligence

Robot làm thay công việc của con người.

Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, rất khó xác định được mục đích chính và đây chính là lúc trí tuệ nhân tạo có thể phát sinh vấn đề. Tất nhiên, mọi thứ đều có nguyên nhân của nó. Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể do sơ hở của hệ thống hơn là ý định nham hiểm của trí tuệ nhân tạo.

Hãy thử tưởng tượng trong chiến tranh lạnh, Mỹ đặt tất cả sức mạnh hạt nhân của mình dưới sự quản lý của trí tuệ nhân tạo để đối phó với cuộc tấn công của phủ đầu của Liên Xô.

Do Liên Xô không có hoạt động đối kháng nào, theo thời gian các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ tự tan chảy khiến hệ thống điện lưới bị mất tạm thời. Ngay lập tức, cảm biến của trí tuệ nhân tạo phát hiện sự bất thường và quyết định đáp lại bằng cách khởi động hệ thống đáp trả.

Tổng thống Mỹ ngay lập tức ra lệnh cho hệ thống vô hiệu hóa cơ chế phản ứng như trí tuệ nhân tạo lại nhận dạng sai lời nói của tổng thống như bị ai đó ép buộc. Tên lửa hạt nhân lập tức được phóng đi, và thế là nhân loại bị diệt vong.

Thực tế, trí tuệ nhân tạo chỉ tuân theo những chỉ thị được lập trình sẵn nên hoàn toàn có thể xảy ra lỗi. Điều này hoàn có thể dẫn tới những sai lầm chết người mà con người từng mắc phải trong chiến tranh lạnh.

Thực chất những sai lầm đó là do con người chứ không phải máy móc. Tất nhiên, con người có thể thiết kế ra trí tuệ nhân tạo để giết chóc, nhưng là giết hại lẫn nhau, chứ không phải máy móc có ý thức giết người.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Stephenhawking

Có nhiều tiếng nói lo ngại về nguy cơ trí tuệ nhân tạo.

Các chính phủ phương tây, đứng đầu là Mỹ, từng thả virus máy tính Stunext để phá hủy cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran. Trong tương lai, virus máy tính sẽ thông minh hơn và có khả năng phá hủy lớn hơn. Tuy nhiên, một lần nữa, chính con người sử dụng công nghệ để giết hại lẫn nhau.

Cũng có những nguy cơ thực sự từ trí tuệ nhân tạo nhưng chủ yếu về mặt kinh tế hoặc xã hội. Trí tuệ nhân tạo thông minh hơn sẽ giúp tạo nên xã hội phồn thịnh hơn nhưng cũng khiến không ít người mất việc làm.

Nguy cơ tiếp theo là con người "lạnh nhạt" với nhau nhiều hơn khi các loại robot chăm sóc sức khỏe thay thế con người làm công việc này.

Vậy nên, thay vì lo lắng về tương lai loài người, chúng ta nên tập trung vào các thách thức có thật như thay đổi khí hậu, vũ khí hủy diệt hàng loạt hơn là các con robot AI sát thủ.



Từ khóa: #Vũ-khí-hủy-diệt-hàng-loạt #trí-tuệ-nhân-tạo #robot
Thiên tài vật lý Stephen Hawking từng cảnh báo loài người có nguy cơ bị trí tuệ nhân tạo hủy diệt. Các hãng công nghệ thích viễn cảnh đó bởi nỗi sợ sẽ mang lại cho họ cả đống tiền.

Tuy nhiên, Stephen Hawking cũng có cái nhìn lạc quan về trí tuệ nhân tạo (AI). Ông cho rằng nếu khai thác tốt, AI sẽ là một trong những khai phá tốt nhất mà loài người có được.

Nhiều người cũng tin rằng AI sẽ giúp xã hội phát triển rực rỡ hơn, nâng cao dịch vụ chăm sóc y tế, cải thiện năng suất lao động, đồng thời giải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc.

Tuy viễn cảnh diệt vong đó không thể xảy ra trong nay mai nhưng đã có nhiều tiếng nói sợ sệt về điều này, hay ít nhất cũng cố thuyết phục nguy cơ đó là có thật.

Điển hình trong số này là nhà tỉ phú Elon Musk, sáng lập Tesla Motors và SpaceX. Ông này đã lập một công ty phi lợi nhuận với sự tham gia của nhiều hãng công nghệ lớn, trong đó có Amazon, nhằm ngăn chặn nguy cơ diệt vong đến từ trí tuệ nhân tạo.

Ngoài Elon Musk, các trường đại học lớn trong đó có Berkeley, Oxford và Cambridge cũng lập ra những viện nghiên cứu có chức năng tương tự. Nhiều nhân vật nổi tiếng như Bill Joy, Bill Gates và Ray Kurzweil cũng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ trí tuệ nhân tạo.

Thổi phồng nguy cơ.

Bao giờ cũng vậy, đã có diệt vong thì sẽ có cứu rỗi. Nguy cơ trí tuệ nhân tạo là có thật nhưng con người vốn thông minh và hơn hết chính họ tạo ra AI nên sẽ có cách kiểm soát từ đầu.

Biến thách thức thành cơ hội để từ đó đưa ra các giải pháp sáng tạo. Rất nhiều hãng công nghệ đang kiếm bộn tiền từ nỗi sợ này. Cũng khó có thể nói đó là tác phẩm của khoa học viễn tưởng hay đơn thuần chỉ là thổi phồng của giới công nghệ.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Kiem-bon-tien-tu-noi-so-hai-tri-tue-nhan-tao-bb-baaac1mqAy

Máy móc liệu có nổi dậy?

Chẳng hạn Ray Kurzweil, nhà sáng chế, phát minh và khoa học gia nổi tiếng của Mỹ, tin rằng loài người sẽ bất tử nhờ các loại robot tí hon có khả năng số hóa trí óc con người.

Còn Elon Musk thì cho rằng con người sắp đạt tới "cảnh giới" giống như bộ phim viễn tưởng Ma Trận trong tương lai gần. Khi đó, hiện thực có thể được lập trình được để lưu giữ trong nhiều thế kỷ.

Một số hãng công nghệ lớn luôn tự coi họ là "đấng cứu thế" với sức mạnh có thể tiêu diệt con người hoặc khiến con người bất tử. Suy nghĩ này luôn thường trực trong thế giới công nghệ bởi nó nuôi dưỡng cái tôi và sự ngạo mạn tin rằng sức mạnh của họ lớn hơn bất cứ sáng tạo của một cá nhân nào.

Với các nhà nghiên cứu về Ngày Phán xét như Elon Musk hay Ray Kurzweil, thừa nhận nguy cơ là có thật không chỉ là lời kêu gọi hành động mà còn thu hút những khoản đầu tư khổng lồ và cơ hội rộng mở khác.

Thế nhưng, liệu những cỗ máy thông minh có tiêu diệt, cứu rỗi hay đơn giản là giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn? Để trả lời câu hỏi này, hãy xem những gì đang thực sự xảy ra với trí tuệ nhân tạo dưới đây.

Sự thật trần trụi.

Các công nghệ cơ bản, giống những thứ mà trí tuệ nhân tạo DeepMind của Google sử dụng để đánh bại vua cờ vây Lee Sedol trong trận chiến gần đây, thực ra không mới. Chúng từng được phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Sở dĩ giờ đây công nghệ này mạnh lên là nhờ có dữ liệu lớn và năng lực xử lý điện toán cao hơn. Tuy nhiên, cách thức hoạt động của các hệ thống này không đổi – chúng được phát triển cho mục đích nhất định. Trong trò chơi, mục đích là thắng đối thủ, cụ thể là bắt được tướng hoặc vua.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Artificial_intelligence

Robot làm thay công việc của con người.

Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, rất khó xác định được mục đích chính và đây chính là lúc trí tuệ nhân tạo có thể phát sinh vấn đề. Tất nhiên, mọi thứ đều có nguyên nhân của nó. Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể do sơ hở của hệ thống hơn là ý định nham hiểm của trí tuệ nhân tạo.

Hãy thử tưởng tượng trong chiến tranh lạnh, Mỹ đặt tất cả sức mạnh hạt nhân của mình dưới sự quản lý của trí tuệ nhân tạo để đối phó với cuộc tấn công của phủ đầu của Liên Xô.

Do Liên Xô không có hoạt động đối kháng nào, theo thời gian các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ tự tan chảy khiến hệ thống điện lưới bị mất tạm thời. Ngay lập tức, cảm biến của trí tuệ nhân tạo phát hiện sự bất thường và quyết định đáp lại bằng cách khởi động hệ thống đáp trả.

Tổng thống Mỹ ngay lập tức ra lệnh cho hệ thống vô hiệu hóa cơ chế phản ứng như trí tuệ nhân tạo lại nhận dạng sai lời nói của tổng thống như bị ai đó ép buộc. Tên lửa hạt nhân lập tức được phóng đi, và thế là nhân loại bị diệt vong.

Thực tế, trí tuệ nhân tạo chỉ tuân theo những chỉ thị được lập trình sẵn nên hoàn toàn có thể xảy ra lỗi. Điều này hoàn có thể dẫn tới những sai lầm chết người mà con người từng mắc phải trong chiến tranh lạnh.

Thực chất những sai lầm đó là do con người chứ không phải máy móc. Tất nhiên, con người có thể thiết kế ra trí tuệ nhân tạo để giết chóc, nhưng là giết hại lẫn nhau, chứ không phải máy móc có ý thức giết người.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Stephenhawking

Có nhiều tiếng nói lo ngại về nguy cơ trí tuệ nhân tạo.

Các chính phủ phương tây, đứng đầu là Mỹ, từng thả virus máy tính Stunext để phá hủy cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran. Trong tương lai, virus máy tính sẽ thông minh hơn và có khả năng phá hủy lớn hơn. Tuy nhiên, một lần nữa, chính con người sử dụng công nghệ để giết hại lẫn nhau.

Cũng có những nguy cơ thực sự từ trí tuệ nhân tạo nhưng chủ yếu về mặt kinh tế hoặc xã hội. Trí tuệ nhân tạo thông minh hơn sẽ giúp tạo nên xã hội phồn thịnh hơn nhưng cũng khiến không ít người mất việc làm.

Nguy cơ tiếp theo là con người "lạnh nhạt" với nhau nhiều hơn khi các loại robot chăm sóc sức khỏe thay thế con người làm công việc này.

Vậy nên, thay vì lo lắng về tương lai loài người, chúng ta nên tập trung vào các thách thức có thật như thay đổi khí hậu, vũ khí hủy diệt hàng loạt hơn là các con robot AI sát thủ.



Từ khóa: #Vũ-khí-hủy-diệt-hàng-loạt #trí-tuệ-nhân-tạo #robot
Thiên tài vật lý Stephen Hawking từng cảnh báo loài người có nguy cơ bị trí tuệ nhân tạo hủy diệt. Các hãng công nghệ thích viễn cảnh đó bởi nỗi sợ sẽ mang lại cho họ cả đống tiền.

Tuy nhiên, Stephen Hawking cũng có cái nhìn lạc quan về trí tuệ nhân tạo (AI). Ông cho rằng nếu khai thác tốt, AI sẽ là một trong những khai phá tốt nhất mà loài người có được.

Nhiều người cũng tin rằng AI sẽ giúp xã hội phát triển rực rỡ hơn, nâng cao dịch vụ chăm sóc y tế, cải thiện năng suất lao động, đồng thời giải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc.

Tuy viễn cảnh diệt vong đó không thể xảy ra trong nay mai nhưng đã có nhiều tiếng nói sợ sệt về điều này, hay ít nhất cũng cố thuyết phục nguy cơ đó là có thật.

Điển hình trong số này là nhà tỉ phú Elon Musk, sáng lập Tesla Motors và SpaceX. Ông này đã lập một công ty phi lợi nhuận với sự tham gia của nhiều hãng công nghệ lớn, trong đó có Amazon, nhằm ngăn chặn nguy cơ diệt vong đến từ trí tuệ nhân tạo.

Ngoài Elon Musk, các trường đại học lớn trong đó có Berkeley, Oxford và Cambridge cũng lập ra những viện nghiên cứu có chức năng tương tự. Nhiều nhân vật nổi tiếng như Bill Joy, Bill Gates và Ray Kurzweil cũng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ trí tuệ nhân tạo.

Thổi phồng nguy cơ.

Bao giờ cũng vậy, đã có diệt vong thì sẽ có cứu rỗi. Nguy cơ trí tuệ nhân tạo là có thật nhưng con người vốn thông minh và hơn hết chính họ tạo ra AI nên sẽ có cách kiểm soát từ đầu.

Biến thách thức thành cơ hội để từ đó đưa ra các giải pháp sáng tạo. Rất nhiều hãng công nghệ đang kiếm bộn tiền từ nỗi sợ này. Cũng khó có thể nói đó là tác phẩm của khoa học viễn tưởng hay đơn thuần chỉ là thổi phồng của giới công nghệ.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Kiem-bon-tien-tu-noi-so-hai-tri-tue-nhan-tao-bb-baaac1mqAy

Máy móc liệu có nổi dậy?

Chẳng hạn Ray Kurzweil, nhà sáng chế, phát minh và khoa học gia nổi tiếng của Mỹ, tin rằng loài người sẽ bất tử nhờ các loại robot tí hon có khả năng số hóa trí óc con người.

Còn Elon Musk thì cho rằng con người sắp đạt tới "cảnh giới" giống như bộ phim viễn tưởng Ma Trận trong tương lai gần. Khi đó, hiện thực có thể được lập trình được để lưu giữ trong nhiều thế kỷ.

Một số hãng công nghệ lớn luôn tự coi họ là "đấng cứu thế" với sức mạnh có thể tiêu diệt con người hoặc khiến con người bất tử. Suy nghĩ này luôn thường trực trong thế giới công nghệ bởi nó nuôi dưỡng cái tôi và sự ngạo mạn tin rằng sức mạnh của họ lớn hơn bất cứ sáng tạo của một cá nhân nào.

Với các nhà nghiên cứu về Ngày Phán xét như Elon Musk hay Ray Kurzweil, thừa nhận nguy cơ là có thật không chỉ là lời kêu gọi hành động mà còn thu hút những khoản đầu tư khổng lồ và cơ hội rộng mở khác.

Thế nhưng, liệu những cỗ máy thông minh có tiêu diệt, cứu rỗi hay đơn giản là giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn? Để trả lời câu hỏi này, hãy xem những gì đang thực sự xảy ra với trí tuệ nhân tạo dưới đây.

Sự thật trần trụi.

Các công nghệ cơ bản, giống những thứ mà trí tuệ nhân tạo DeepMind của Google sử dụng để đánh bại vua cờ vây Lee Sedol trong trận chiến gần đây, thực ra không mới. Chúng từng được phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Sở dĩ giờ đây công nghệ này mạnh lên là nhờ có dữ liệu lớn và năng lực xử lý điện toán cao hơn. Tuy nhiên, cách thức hoạt động của các hệ thống này không đổi – chúng được phát triển cho mục đích nhất định. Trong trò chơi, mục đích là thắng đối thủ, cụ thể là bắt được tướng hoặc vua.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Artificial_intelligence

Robot làm thay công việc của con người.

Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, rất khó xác định được mục đích chính và đây chính là lúc trí tuệ nhân tạo có thể phát sinh vấn đề. Tất nhiên, mọi thứ đều có nguyên nhân của nó. Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể do sơ hở của hệ thống hơn là ý định nham hiểm của trí tuệ nhân tạo.

Hãy thử tưởng tượng trong chiến tranh lạnh, Mỹ đặt tất cả sức mạnh hạt nhân của mình dưới sự quản lý của trí tuệ nhân tạo để đối phó với cuộc tấn công của phủ đầu của Liên Xô.

Do Liên Xô không có hoạt động đối kháng nào, theo thời gian các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ tự tan chảy khiến hệ thống điện lưới bị mất tạm thời. Ngay lập tức, cảm biến của trí tuệ nhân tạo phát hiện sự bất thường và quyết định đáp lại bằng cách khởi động hệ thống đáp trả.

Tổng thống Mỹ ngay lập tức ra lệnh cho hệ thống vô hiệu hóa cơ chế phản ứng như trí tuệ nhân tạo lại nhận dạng sai lời nói của tổng thống như bị ai đó ép buộc. Tên lửa hạt nhân lập tức được phóng đi, và thế là nhân loại bị diệt vong.

Thực tế, trí tuệ nhân tạo chỉ tuân theo những chỉ thị được lập trình sẵn nên hoàn toàn có thể xảy ra lỗi. Điều này hoàn có thể dẫn tới những sai lầm chết người mà con người từng mắc phải trong chiến tranh lạnh.

Thực chất những sai lầm đó là do con người chứ không phải máy móc. Tất nhiên, con người có thể thiết kế ra trí tuệ nhân tạo để giết chóc, nhưng là giết hại lẫn nhau, chứ không phải máy móc có ý thức giết người.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Stephenhawking

Có nhiều tiếng nói lo ngại về nguy cơ trí tuệ nhân tạo.

Các chính phủ phương tây, đứng đầu là Mỹ, từng thả virus máy tính Stunext để phá hủy cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran. Trong tương lai, virus máy tính sẽ thông minh hơn và có khả năng phá hủy lớn hơn. Tuy nhiên, một lần nữa, chính con người sử dụng công nghệ để giết hại lẫn nhau.

Cũng có những nguy cơ thực sự từ trí tuệ nhân tạo nhưng chủ yếu về mặt kinh tế hoặc xã hội. Trí tuệ nhân tạo thông minh hơn sẽ giúp tạo nên xã hội phồn thịnh hơn nhưng cũng khiến không ít người mất việc làm.

Nguy cơ tiếp theo là con người "lạnh nhạt" với nhau nhiều hơn khi các loại robot chăm sóc sức khỏe thay thế con người làm công việc này.

Vậy nên, thay vì lo lắng về tương lai loài người, chúng ta nên tập trung vào các thách thức có thật như thay đổi khí hậu, vũ khí hủy diệt hàng loạt hơn là các con robot AI sát thủ.



Từ khóa: #Vũ-khí-hủy-diệt-hàng-loạt #trí-tuệ-nhân-tạo #robot
Hai nghiên cứu sinh của một trường đại học tại London vừa phát triển thành công hệ thống giúp robot cảm nhận sự đau đớn để tự cảnh giác, bảo vệ mình.

Robot giúp ích trong việc phát hiện những tình huống có thể gây nguy hiểm cho con người. Nhưng việc chúng không cảm thấy đau đớn dẫn đến nguy cơ gặp trục trặc không cần thiết.

Để giúp giảm thiểu này, nhà nghiên cứu Johannes Kuehn và Sami Haddaddin của Đại học Leibniz Hannover, Đức đang phát triển một loại hệ thống thần kinh robot. Giúp cho chúng "biết sợ" trong trong một số tình huống để tự bảo vệ bản thân tốt hơn. Nghiên cứu của bội đôi này được trình bày tại Hội nghị quốc tế IEEE về Robotics và Tự động hóa tại Stockholm, Thụy Điển.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Robot-1-bb-baaabH2snQ

Cảm biến giúp Robot biết cảm nhận đau đớn. Ảnh: BBC.

"Sự đau đớn là một hệ thống giúp bảo vệ chúng ta," Kuehn giải thích với IEEE. "Khi chúng ta tránh việc làm gây đau đớn cho bản thân, việc đó giúp chúng ta không bị thương". Do đó, Robot cũng cần được dạy để sợ chấn thương.

Để làm được điều này, Johannes Kuehn và Sami Haddaddin đã thiết kế một “cảm biến ngón tay BioTac” phản xạ dựa trên cảm giác đau của con người, gắn nó với một cánh tay của robot Kuka . Họ cũng mô phỏng các mô thần kinh nhân tạo của thiết bị như các mô xúc giác dưới lớp da của con người, có khả năng cảm nhận nhiều mức độ đau đớn, từ nhẹ đến nặng.

Khi trải qua cơn đau nhẹ, cánh tay robot co lại cho đến khi nó không còn cảm thấy đau đớn, sau đó trở về vị trí. Đối với cơn đau vừa phải, cánh tay co lại một cách nhanh chóng hơn, và tuỳ vào ngưỡng đau, cánh tay có thể dãn trở về vị trí cũ, hoặc không. Đối với cơn đau nặng, có khả năng gây hư hỏng, cảm biến giúp robot chuyển sang chế độ thụ động để giảm thiểu thiệt hại.



Từ khóa: #cảm-biến-ngón-tay-BioTac #người-máy #hệ-thống-thần-kinh #trí-tuệ-nhân-tạo #robot #trí-thông-minh-nhân-tạo #công-nghệ
Search in: Thế giới công nghệ  Chủ đề: Khó tin nhưng robot đã biết đau đớn  Trả lời: 0  Xem: 142
Kế hoạch dùng người máy thay thế con người của Foxconn nhằm giảm chi phí và tăng các mảng nghiên cứu, quản lý cần chất xám thực sự.

35 công ty ở Đài Loan, bao gồm cả Foxconn - nhà cung cấp linh kiện cho Apple, đã chi ra 4 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 610 triệu USD) để đầu tư nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (A.I), chính quyền thành phố Côn Sơn nói với South China Morning Post.

“Foxconn đã cắt giảm 60.000 nhân viên, về con số 50.000 từ 110.000 trước đây. Số nhân viên đó được thay thế bằng người máy A.I. Đây là thành công bước đầu trong việc giảm bớt chi phí lao động của họ", Xu Yulian, trưởng Phòng thông tin Chính phủ tại Thành phố Côn Sơn nói với Tech in Asia, bà cũng cho rằng nhiều công ty khác sẽ học tập điều này.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Foxconn-1-bb-baaacEJAZW

Các công việc thủ công, yêu cầu độ chính xác sẽ dần được thay thế bởi máy móc. Ảnh: Tech in Asia.

Theo như một cuộc khảo sát của chính phủ Trung Quốc, có khoảng 600 công ty lớn tại Côn Sơn đang có kế hoạch tương tự.

Trong một cuộc phòng vấn trên Tech in Asia, đại diện Foxconn cho biết: “Chúng tôi xác nhận những bài báo về hoạt động tự động hóa trong các cơ sở sản xuất của mình tại Trung Quốc và Côn Sơn nói riêng, chúng tôi đã đầu tư tự động hóa tại rất các phân xưởng sản xuất ở Trung Quốc trong nhiều năm qua”.

Tuy vậy, số lượng công việc giao cho người máy cũng như số phận những công nhân mất việc lại không được đề cập đến.

“Việc tự động hóa nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trên tất cả các cơ sở hiện nay, người máy được dùng cho các công việc thủ công, lặp đi lặp lại. Về phần các công nhân, họ đào tạo để tập trung sâu hơn vào công việc cần chất xám như nghiên cứu và phát triển, quản lý sản xuất và kiểm soát chất lượng” đại diện Foxconn cho hay.

Sự thay đổi này tại Foxconn cũng như tại các nhà sản xuất khác sẽ bắt đầu cho một làn sóng thất nghiệp tại Côn Sơn. Theo dự đoán, các thành phố phía nam như Thẩm Quyến có thể sẽ chịu đợt ảnh hưởng tiếp theo.



Từ khóa: #nhà-máy-Foxconn #người-máy #foxconn #trí-tuệ-nhân-tạo #Điện-thoại-Iphone #robot #trí-thông-minh-nhân-tạo #Apple
Khi tầm ảnh hưởng của AI ngày càng rộng khắp thì khả năng chúng ta hiểu được những ảnh hưởng này càng hạn chế.

Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) đang dần dần trở nên vô hình trước mắt chúng ta và ngược lại. Chính xác thì những ảnh hưởng và hoạt động của AI đang ngày càng trở nên khó nhận biết hơn với con người. Ngay cả các chuyên gia cũng không phải lúc nào cũng hiểu rõ hệ thống AI vận hành ra sao.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Tri-tue-nhan-tao-1-bb-baaacIyi6A

Trên thực tế thì khi tầm ảnh hưởng của AI ngày càng rộng khắp thì khả năng chúng ta hiểu được những ảnh hưởng này càng hạn chế. Bài viết này sẽ đi vào giải thích hiện tượng này cũng như đưa ra các dự đoán về tương lai của AI.

1. AI sẽ thay đổi cách chúng ta định nghĩa về "trí tuệ"

Trong tương lai, AI sẽ trở nên vô hình và khiến con người không thể phân biệt hay hiểu được.

Đầu tiên, AI không nhất thiết phải hiển hiện như một thứ có thể cầm nắm. AI có thể tồn tại dưới nhiều dạng thức như giao diện người dùng hay giọng nói. Chẳng phải chúng ta có thể hoàn toàn tin vào các bản nhạc Spotify gợi ý hay trò chuyện với Siri, Alexa một cách thoải mái như những sinh thể sống sao? Đây cũng chính là những ví dụ cho thấy “trí tuệ” không nhất thiết phải là một thực thể có thể cầm nắm.

Thứ hai, AI sẽ trở nên vô hình sau khi trải qua phép thử Turing (bài kiểm tra khả năng trí tuệ của máy tính) hay các phép thử tương tự khác. Một hệ thống trí tuệ nhân tạo cố gắng mô phỏng các hoạt động giao tiếp, nhận thức cũng như cảm xúc của con người có thể làm mờ ranh giới giữa người với chúng đến mức không thể phân biệt nổi. Và khi đó, thứ gọi là “trí tuệ nhân tạo” đối với chúng ta có vẻ sẽ không còn là “nhân tạo” nữa.

Thứ ba và cũng là quan trọng nhất, AI vô hình trong mắt chúng ta khi các chi tiết về ảnh hưởng cũng như cách vận hành của chúng vượt ngoài tầm hiểu biết của con người. Chúng ta có thể ý thức, cảm nhận được sự hiện hữu cũng như tác động của các hệ thống AI nhưng sẽ không còn hiểu được cặn kẽ những hệ thống đó vận hành ra sao, làm thế nào chúng đạt được mục tiêu hay những hệ quả sau cùng của chúng.

Điều này có nghĩa là công nghệ AI sẽ sớm vượt ra ngoài quy luật “bất cứ công nghệ nào khi tiến bộ đến một tầm cao cũng đều trở thành ma thuật" của Clarke.

2. AI sẽ trở nên không thể hiểu nổi

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Tri-tue-nhan-tao-2-bb-baaacVEUzS

Theo đà này, chúng ta có thể vẫn sẽ nhận biết được sự tồn tại của AI quanh mình nhưng sẽ không còn có thể thấy chúng qua các giác quan nữa. Sự phát triển này có 2 đặc điểm:

Thứ nhất, hầu hết các thuật toán hệ thống cũng như những tiến bộ mới nhất trong công nghệ AI cũng đều giống như những chiếc hộp đen không thể mở ra, dò được hay kiểm soát được với hầu hết chúng ta.

Chính vì vậy mà thật khó để nói được các hệ thống AI sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta ra sao, từ việc gợi ý danh sách nhạc phù hợp hợp cho đến những điều khoản hợp đồng bảo hiểm được cá thể hóa hay các thuật toán giao dịch trên thị trường chứng khoán có thể thay đổi cục diện kinh tế toàn cầu. Chúng có thể tác động đến mọi mặt đời sống con người.

Cụ thể là các hệ thống AI sẽ ngày càng bện chặt vào các hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội,…và khiến chúng ta khó có thể chỉ rõ được ảnh hưởng chính xác của chúng.

Thứ hai, công nghệ AI đang trở nên ngày càng phức tạp đến mức không thể hiểu nổi thậm chí với cả các chuyên gia đã thiết kế và phát triển chúng. Trong cuốn sách “The Master Algorithm” gần đây của mình, chuyên gia về machine learning Pedro Domingos đã chỉ ra rằng từ những năm 1950, các nhà khoa học đã tạo ra những thuật toán có thể làm những việc chính con người cũng không hiểu được.

Xu hướng này hiện không có vẻ gì là sẽ thay đổi lộ trình, và trong tương lai, ngay cả các chuyên gia giàu kinh nghiệm cũng sẽ mất rất nhiều thời gian để theo kịp.

Hệ thống AI ngày nay đã có thể cung cấp những thông tin, tri thức quan trọng trong đủ các lĩnh vực từ công nghệ cá thể hóa cho đến vật lý hạt, từ những công thức nấu ăn cho đến ngón chơi lạ lùng trong các tựa game, từ phòng chống tội phạm cho đến công nghệ sinh học. Cụ thể là các hệ thống AI chuyên biệt có thể giúp nâng cao hiệu quả các công trình nghiên cứu sinh học hay giúp bạn chọn quãng đi thuận tiện nhất đến một buổi gặp mặt.

Khi các hệ thống AI càng trở nên tinh vi, phổ cập bao nhiêu thì con người càng khó hiểu được cơ chế vận hành của chúng bấy nhiêu. Và hơn thế nữa, một khi các hệ thống AI có thể tự học và tự điều khiển nhanh hơn con người, điều tất yếu xảy ra chúng sẽ làm lu mờ con người mãi mãi. Cuối cùng thì các hệ thống AI sẽ trở thành các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của chúng và còn có thể dự đoán tương lai của mình tốt hơn cả con người.

Chính vì vậy mà các hệ thống AI phức tạp có thể đưa ra các thông tin chính xác và hữu ích dựa trên một chuỗi tương tác con người không thể nào theo kịp, dù có là các chuyên gia đích thực. Nếu kịch bản này xảy ra, liệu chúng ta còn có thể làm việc hiệu quả mà không có AI trợ giúp không?

3. AI sẽ trở nên đồng nhất với trí tuệ con người

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Tri-tue-nhan-tao-3-bb-baaadbVYzL

Cũng như bất cứ công nghệ nào trước đó, AI đã tiến hóa từ sự tò mò đơn thuần sang những khả năng choáng ngợp. Kết cục là trong tương lai, những thứ đáng giá nhất thế giới sẽ là những hệ thống AI cao cấp không ai có thể hiểu hay điều khiển được.

Cùng lúc đó, AI cũng sẽ chuyển sang thành một hiện tượng chưa từng có, ảnh hưởng đến cả cách chúng ta đánh giá hay định nghĩa về “trí tuệ”. Theo hướng này thì trí tuệ con người sẽ sớm không còn là chuẩn mực để đánh giá độ thông minh nữa.

Ngày nay, trí tuệ con người đang định hình cho AI và ngược lại, AI cũng đang ngày càng định hình lại trí tuệ con người. Khi tầm ảnh hưởng của AI tăng lên, con người cũng cần phải hiểu được cách thức vận hành của chúng. Và để làm được điều này, chúng ta cần gia tăng trí tuệ của chính mình để tương tác được với các bộ phận trong hệ thống AI về lâu về dài.

Thứ nhất, việc con người phải tự làm mình thông minh lên là điều tất yếu, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các kỹ sư cũng như các nhà thiết kế hệ thống để theo kịp được hệ thống AI họ phát triển. Ngoài các công cụ hay chiến lược tốt hơn, các nhóm nghiên cứu tập hợp nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau cũng giúp cho việc hiểu rõ cách thức vận hành của các hệ thống AI trở nên dễ dàng hơn.

Thứ hai, AI nên được đưa vào giúp càng nhiều người càng tốt. Ví dụ như các game giáo dục có thể giúp trẻ em học về lập trình hay robot, giúp chúng làm quen với các hệ thống trí tuệ nhận tạo ngay từ nhỏ. Những hệ thống như Algorithmic Angels có thể giúp con người hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động cũng như tác động của AI trong đời sống hàng ngày cũng như đưa ra quyết định chính xác hơn.

Những chiếc hộp đen bí ẩn của AI có thể được mở ra và đưa vào ứng dụng giúp con người cộng tác, làm việc cùng nhau dễ dàng hơn. “Dân chủ hóa” AI có thể giúp mọi người thiết kế và phát triển nhiều sản phẩm mới cho các hệ thống AI. Cũng như việc ngày nay chúng ta coi lập trình hay các kỹ năng sử dụng máy tính là thứ bắt buộc phải biết, trong tương lai những am hiểu và khả năng tác động vào hệ thống AI cũng sẽ là hành trang không thể thiếu của con người hiện đại.

Theo hướng này, công nghệ AI có thể tiến hóa thành một nền tảng giống như Internet, cho phép chúng ta quyết định cách chúng được sử dụng hay thiết kế, phát triển nó đi xa nữa. Việc hạ tầng AI cùng với IoT mở ra cánh cửa mới cho các nhà phát triển và các chuyên gia cũng sẽ có tác động lớn đến cách chúng ta hiểu và tương tác với các hệ thống thông minh nói chung. Và con người sẽ hòa làm một với máy móc một cách vô hình.

Ranh giới giữa các thực thể số và thực thể hữu hình sẽ dần bị xóa nhòa. Khi mối quan hệ giữa con người với các hệ thống AI ngày càng khăng khít, ranh giới giữa trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo cũng sẽ tan biến. Và đó cũng là khi từ “nhân tạo” mất đi ý nghĩa thực của nó.



Từ khóa: #Công-nghệ-AI #Turing- #hệ-thống-AI #trí-tuệ-nhân-tạo #trí-thông-minh-nhân-tạo #-internet
Theo CEO Facebook - Mark Zuckerberg, các hệ thống máy tính có thể nhìn, nghe và hiểu ngôn ngữ tốt hơn những người sáng tạo ra chúng trong 5 đến 10 năm nữa.

Trong buổi họp công bố báo cái tài chính vừa qua, người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg nhận câu hỏi công nghệ máy học (machine learning) đằng sau công cụ chat bot trên Messenger sẽ phát triển ra sao trong tương lai. “Ưu tiên lớn nhất của chúng tôi khi tập trung vào trí tuệ nhân tạo là tạo ra các cỗ máy có nhận thức tốt hơn so với con người”, Mark trả lời.

“Các trải nghiệm cơ bản của con người như nhìn, nghe, ngôn ngữ là thứ chúng tôi phát triển. Tôi nghĩ, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc trong 5 hoặc 10 năm tới, sẽ có những cỗ máy tốt hơn con người ở một trong các trải nghiệm trên”.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Tri-tue-nhan-tao-1-bb-baaacroxxC

Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng hoàn thiện. Ảnh: Extemetech.

Tuy nhiên, Mark cũng nhanh chóng giải thích: “Điều này không có nghĩa máy móc sẽ suy nghĩ tốt hơn hoặc toàn diện hơn con người”. Theo đó, chúng không thể làm tốt hàng loạt công việc, tổng hợp các chủ đề khác nhau và học hỏi trong một môi trường mới lạ, không định trước.

Chúng ta có thể tạo ra những cỗ máy đánh bại con người khi chơi cờ vây, như AlphaGo nhưng cũng cỗ máy đó không thể dừng giữa chừng và viết một bài thơ về cách họ chơi cờ. Nó không thể tự học những trò chơi đơn giản hơn, nếu không có bàn tay con người can thiệp.

Yan Lecun – Giám đốc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) của Facebook làm rõ hơn điều này: “Nhiều người tin rằng chúng ta không cần những đột phá mới để đạt được trí tuệ nhân tạo thực sự. Điều này hoàn toàn sai. Việc học của con người và động vật là quá trình học không giám sát. Nếu trí tuệ thực sự là một cái bánh kem thì việc học không giám sát là thân bánh, học có giám sát là phần kem còn học tăng cường là những quả cherry trên bánh.

Chúng ta biết cách tạo ra lớp kem và quả cherry nhưng chưa tìm được cách làm bánh. Chúng ta cần nghĩ cách giải quyết vấn đề học không giám sát trước khi nghĩ đến AI thực sự.

Topics tagged under trí-tuệ-nhân-tạo on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Tri-tue-nhan-tao-2-bb-baaac5Sku8

Facebook, Google đầu tư rất mạnh vào trí tuệ nhân tạo. Ảnh: The Verge.

Facebook không phải công ty duy nhất tập trung vào trí tuệ nhân tạo. Điều trùng hợp khi CEO Google Sundar Pichai cũng chọn chủ đề này làm tâm điểm của buổi công bố báo cáo tài chính.

Con người cần làm gì để thích ứng với thực tế này? Họ sẽ đào tạo các thế hệ tương lai ra sao trong một môi trường đầy rẫy trí tuệ nhân tạo – nơi các cỗ máy có thể thông minh hơn con người ở nhiều lĩnh vực. Đó là chủ đề được bàn luận mỗi ngày trên các bàn ăn tại thung lũng Silicon.



Từ khóa: #CEO-Facebook #CEO-của-Facebook #trí-tuệ-nhân-tạo #trí-thông-minh-nhân-tạo #Mark-Zuckerberg #facebook

Tìm thấy 9 mục

Về Đầu Trang

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Bản Quyền: Zzbaivong- Devs