Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum

Diễn đàn giải trí công nghệ dành cho giới trẻ


You are not connected. Please login or register

Tìm thấy 3 mục

Reid Kirchenbauer, nhà đầu tư kiêm sáng lập InvestAsian, vừa có bài viết phân tích vì sao thị trường công nghệ Việt Nam lại hấp dẫn trên trang Seeking Alpha

*Chúng tôi xin gửi tới độc giả nội dung lược dịch.

Việt Nam bắt đầu nhận được chú ý từ năm 2015 khi tuyên bố tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chấm dứt hơn 18.000 hàng rào thuế quan đối với hàng hóa giữa các quốc gia. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác khiến đất nước này xứng đáng được nhìn nhận nhiều hơn là bức tranh công nghệ. Thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài vào startup địa phương, Việt Nam hội đủ mọi điều kiện cần thiết để “ấp” thành công các doanh nghiệp công nghệ triệu đô.

Topics tagged under flappy-bird on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Startup-1-bb-baaabRb1Zf

Ảnh minh họa

Thị trường tốt nhất cho startup?

Việt Nam đang xâm chiếm thế giới với tốc độ bão tố, ví dụ đặc sắc nhất là game đơn giản nhưng gây nghiện Flappy Bird của Đông Nguyễn. Nó chiếu ánh đèn sân khấu lên Việt Nam dù đây không phải điểm khởi đầu của sự gắn kết giữa quốc gia với công nghệ. Việt Nam từ lâu đã là nhà của các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới như LG, Panasonic, Toshiba. Tuy nhiên, vài năm gần đây, đất nước chứng kiến sự chuyển dịch thành một trung tâm sản xuất tại Đông Nam Á cho gã khổng lồ Samsung.

Với việc tham gia AEC, TPP và sự hiện diện ngày một nhiều của các tập đoàn công nghệ quốc tế, ngày càng có nhiều nhà đầu tư muốn rót vốn cho các startup địa phương với hi vọng thu về kết quả tương xứng.

Khoảng tháng 3/2016, Goldman Sachs và Standard Charterd quyết định gây vốn 28 triệu USD cho một đơn vị thanh toán điện tử đang sở hữu hơn 2 triệu khách hàng và số giao dịch tăng trưởng ấn tượng trên 30%. 500 Startups, quỹ đầu tư mạo hiểm của Silicon Valley, cũng thông báo mở quỹ 10 triệu USD tập trung vào startup Việt.

Dường như các nhà đầu tư này đang đặt cược vào “mỏ vàng” mới và vô cùng hi vọng sẽ đào được vàng vì phần lớn startup Việt đều thuộc lĩnh vực thương mại điện tử. Đó là lĩnh vực tăng trưởng 35% trong năm 2015 và còn nhiều không gian phát triển.

Công nghệ Việt Nam và những lợi thế phát triển

Một số người vẫn bối rối không hiểu làm thế nào Việt Nam tiến xa đến mức này trong công nghệ. InvestAsia chỉ ra một vài yếu tố dẫn đến lợi thế của Việt Nam so với các nước láng giềng.

Đầu tiên, như đã nhắc đến trước đó, Việt Nam là một phần của hiệp định thương mại mới, cho phép đất nước có lợi thế cạnh tranh hơn các nước khác như Lào và Campuchia.

Thứ hai, quốc gia này là cái nơi sinh ra một vài trong số các nhà khoa học máy tính xuất sắc nhất thế giới. Một kỹ sư phần mềm Google đã nhắc đến chuyện Việt Nam có tỉ lệ sinh viên khoa học máy tính giỏi nhất, nhiều người trong số họ vượt qua các câu hỏi phỏng vấn của Google dễ dàng. Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế xếp Việt Nam ở vị trí thứ 12 trong bảng tổng sắp về giáo dục khoa học và toán học toàn cầu.

Thứ ba, Việt Nam có chi phí nhân công rẻ hơn nhiều Trung Quốc. Do chi phí nhân công tại Trung Quốc đang tăng, nhiều công ty đa quốc gia lớn muốn chuyển sang các nước như Việt Nam, Phillipines, Campuchia. Đây là động lực lớn cho các nhà đầu tư tiềm năng.

Thứ tư, đây là thị trường của các sản phẩm công nghệ. Nhiều nhà đầu tư lưu ý một tài sản đáng giá của Việt Nam chính là dân số trẻ, đam mê công nghệ với độ tuổi trung bình 30. Điều đó đồng nghĩa tỉ lệ sử dụng sản phẩm công nghệ cao hơn nhiều các nước khác.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tỉ lệ startup trên số dân của Việt Nam rất lớn, cao hơn tại Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ.

Với thị trường công nghệ được đánh giá là phát triển nhanh nhất châu Á, Việt Nam có thể thu về lượng lớn đầu tư nước ngoài trong thập kỷ tới.



Từ khóa: #thị-trường-công-nghệ-thông-tin #startup #Khởi-nghiệp #flappy-bird #công-nghệ #Samsung #Việt-Nam
Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển Internet và thay đổi nhanh chóng theo xu hướng toàn cầu, theo nhận xét từ một đại diện Google.

“Việt Nam là nước có thị trường Internet năng động nhất thế giới, thị trường duy nhất có số người dùng Internet nhiều hơn số người không dùng, chiếm 52% tổng dân số”, Rajan Anandan, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Google tại Đông Nam Á và Ấn Độ đã khẳng định như vậy tại buổi nói chuyện trong khuôn khổ Ngày Công nghệ FPT 2016.

Theo thống kê của Google, trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ tăng gấp đôi dân số trong tầng lớp trung lưu. Đây là xu hướng chung khi dòng tiền thế giới đang chảy dần về phương Đông. Năm ngoái, lần đầu tiên châu Á có nhiều tỷ phú hơn nước Mỹ, đây sẽ là động lực biến châu Á thành trung tâm Internet thế giới.

Topics tagged under flappy-bird on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Internet-1-bb-baaadbSxeF

Ông Rajan Anandan ấn tượng với thị trường Internet tại Việt Nam.

Theo đại diện Google, Việt Nam cũng đang là nước thu hút nhiều chi phí đầu tư, tỷ lệ công ty startup nhận quỹ đầu tư trong năm 2015 là 67%, tăng vọt so với con số 28% của năm 2014, dẫn số liệu từ Viện Topica Founder.

Việt Nam cũng mang nhiều đặc tính của một thị trường hướng tới tương lai. Theo ông Rajan, trong vòng 10 năm tới, 100% trong số 2 tỷ người dùng mới của Internet đều sẽ tiếp cận thông qua điện thoại di động hoặc thiết bị tương tự.

Hiện tại, 78% người dùng Internet ở Việt Nam lên mạng mỗi ngày, 55% trong số đó online bằng điện thoại thông minh.

Thêm vào đó, Việt Nam cũng có lợi thế rất lớn về phương thức kết nối, Rajan so sánh, giá cước Internet (cả Wi-Fi lẫn 3G) tại Việt Nam thuộc hàng rẻ nhất thế giới, và ông ấn tượng nhất với tỷ lệ phủ sóng Wi-Fi.

“Một điều khiến tôi bất ngờ tại Việt Nam là bạn có thể bắt sóng Wi-Fi gần như ở mọi nơi, mỗi quán xá tôi tới đều có Wi-Fi cho khách hàng. Đó là điều thật tuyệt vời”.

Người dùng Việt Nam sử dụng Internet rất nhiều vào mục đích giải trí, theo thống kê của Google, so sánh trong khu vực châu Á, người Việt có thời gian xem dài nhất trên mỗi video.

60% người dùng Việt xem video hằng ngày, phần lớn phục vụ giải trí. Nhưng Google cũng xác định, trên 50% người dùng xem video vì muốn tìm hiểu, học tập một điều mới.

Rajan cho rằng, đây sẽ là lợi thế của thế hệ công dân Internet tương lai, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tạo ra những điều kỳ diệu từ xu hướng này.

Topics tagged under flappy-bird on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Internet-2-bb-baaacqmz5G

Người dùng Internet Việt Nam có nhiều lợi thế về độ tuổi, kết nối. Ảnh: Google.

“Mọi thứ thay đổi từ thời Internet. Bạn có thể nhận được chương trình giáo dục tốt nhất, từ Stanford chẳng hạn, mà chỉ cần ngồi tại TP HCM. Không chỉ bậc giáo dục đại học, ngay cả những kỹ năng khác, như tiếng Anh, cũng có thể được học ngay tại nhà thông qua máy tính, hãy tưởng tượng 90 triệu người Việt có thể học tiếng Anh chuẩn thông qua các ứng dụng như Elsa”.

Internet phát triển cũng tăng thêm tính cạnh tranh cho mọi ngành nghề, bởi mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho các cộng đồng, công ty khởi nghiệp. Nitin xem Flappy Bird là một trong những minh chứng rõ rệt nhất cho nhận định này.

“Startup ngày càng tốn ít chi phí hơn, khi tôi tốt nghiệp đại học vào những năm 1990, bạn có thể cần đến 5 triệu USD và một đội ngũ nhất định để tạo ra một công ty toàn cầu. Hiện tại, với khả năng lan truyền của Internet, bạn chỉ cần 1 người, 1 máy tính kết nối Internet".

Theo đại diện Google, Flappy Bird là một ví dụ, "một chàng trai với vài dòng code và bùm, bạn có một sản phẩm mang giá trị toàn cầu”.

Tuy vậy, ông cũng cho rằng người làm công nghệ giờ đây cần phải tập trung vào nhu cầu của khách hàng, khi họ có nhiều đòi hỏi hơn và nhiều lựa chọn hơn.

“Điều quan trọng là sự đầu tư cho tương lai, Google không mang tầm cỡ quốc tế chỉ sau 1 ngày, điều quan trọng là sự đầu tư và kiên nhẫn”, Rajan nhắn nhủ đến cộng đồng startup Việt Nam trong phần cuối bài phát biểu.



Từ khóa: #Thị-trường-Internet #startup #tin-tuc-google #flappy-bird #-Google #-internet
Nổi tiếng là đất nước của nông nghiệp và dệt may, Việt Nam đang mau chóng trở thành một trung tâm công nghệ của khu vực với khoảng 1.500 startup đang hoạt động.

Topics tagged under flappy-bird on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Start-up-1-bb-baaabKE1Se

Nhiều tập đoàn đa quốc gia như Samsung và Intel đang có sự hiện diện vô cùng lớn tại đây, trong khi các startup công nghệ của Việt Nam cũng nhanh chóng nhập cuộc. Tuy chưa có số liệu chính thức nào về bức tranh khởi nghiệp Việt Nam, tập đoàn Softbank của Nhật Bản ước tính có khoảng 1.500 startup đang hoạt động. Nếu con số này đúng, điều đó đồng nghĩa Việt Nam có tỉ lệ startup trên số dân cao hơn hẳn các láng giềng như Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ.

Dạo qua đường phố Việt Nam những ngày nay, không khó để nhận ra thị trường công nghệ đang phát triển. Các quán café Internte mọc lên như nấm, mọi người từ già tới trẻ đều mải miết trên tablet Samsung hay iPhone. Gần 44% trong số 90 triệu người Việt được sử dụng Internet, nhiều người truy cập web trên di động. Nhờ đó, Việt Nam trở thành mục tiêu của các nhà phát triển ứng dụng và được các nhà đâu tư trong và ngoài nước để mắt.

Năm 2015, FPT thông báo thành lập FPT Ventures, quỹ đầu tư mạo hiểm hướng đến các startup công nghệ Việt. Quỹ sẽ chi khoảng 3 triệu USD mỗi năm cho các công ty được định giá dưới 1 triệu USD, tài trợ ít nhất 50.000 USD/startup, tương ứng tối đa 60 startup/năm.

Trên phương diện quốc tế, 500 Startups, một quỹ của thung lũng Silicon (Mỹ) với lịch sử đầu tư vào hơn 1.000 công ty khắp thế giới, cũng tiến vào Việt Nam năm ngoái và tháng 8/2015 công khai đầu tư vào 3 startup và kế hoạch “rót” 10 triệu USD cho hơn 20 công ty vào năm nay. Trong khi đó, Goldman Sachs và Standard Chartered PLC cũng nâng mức đầu tư và MoMo, một startup ví điện tử, lên 28 triệu USD.

Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng tham gia khi cuối tháng 4/2016 thông báo cuộc thi Ambassador’s Entrepreneurship Challenge. Người chiến thắng được tài trợ hoàn toàn để tham dự Trại hè Startup GIST tổ chức tại Việt Nam. Ngoài ra, họ còn được đầu tư vốn để đưa ý tưởng ra thị trường.

Theo ông Hàn Ngọc Tuấn Linh của hãng tư vấn ATV Vietnam, vấn đề với hệ sinh thái startup Việt chính là có nhiều quỹ đầu tư từ trung bình đến lớn sẵn sàng bỏ ra từ 500.000 USD đến 2 triệu USD hoặc hơn cho startup nhưng phần lớn startup lại mới trong giai đoạn đầu tiên.

Tuy phải mất cả năm hoặc lâu hơn để ý tưởng chứng minh được sự hữu dụng, dễ thấy được công nghệ đã ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống thường nhật tại Việt Nam. Các dịch vụ chuyển phát đồ ăn và vận tải như Grab Bike mang đến sự thuận tiện và dù không phải do các doanh nhân địa phương phát triển, nó chứng minh thị trường đang “khát” như thế nào.

Một dấu hiệu cho thấy tương lai của startup Việt chính là câu chuyện thần tiên của Flappy Bird, game di động đơn giản do Nguyễn Hà Đông phát triển. Năm 2014, Flappy Bird khiến cả thế giới phát cuồng và buộc Hà Đông phải gỡ bỏ game vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của anh.

Chắc chắn startup Việt Nam còn lớn mạnh, một phần vì các quỹ đầu tư và một phần vì kỹ năng công nghệ của người Việt trẻ. Neil Fraser, kỹ sư phầm mềm lão làng của Google, từng nhận định nơi này số sinh viên khoa học máy tính giỏi nhất từng biết.

Các học sinh trung học Việt Nam cũng tỏ ra vượt trội hơn học sinh từ các nước giàu có trong lĩnh vực toán và khoa học. Sự kết hợp giữa các yếu tố này chính là động lực để đi về phía trước. Có lẽ hình ảnh biểu tượng của Việt Nam trên các tấm bưu thiếp trong tương lai sẽ không còn là một người nông dân trên cánh đồng lúa vàng nữa mà là một kỹ sư đang lập trình ứng dụng tiếp theo.



Từ khóa: #-startup-công-nghệ #startup #tin-cong-nghe #Khởi-nghiệp #intel #flappy-bird #Samsung
Search in: Thế giới công nghệ  Chủ đề: Bùng nổ startup công nghệ tại Việt Nam  Trả lời: 0  Xem: 193

Tìm thấy 3 mục

Về Đầu Trang

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Bản Quyền: Zzbaivong- Devs