Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum

Diễn đàn giải trí công nghệ dành cho giới trẻ


You are not connected. Please login or register

Tìm thấy 3 mục

Sau khi câu hỏi được đặt ra, Ashish Kedia, một kỹ sư của Google đã đưa ra câu trả lời rất thú vị dưới đây.

Topics tagged under công-cụ-tìm-kiếm on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Google-1-bb-baaadgwCNV

Tháng 8 năm 2013, trang chủ Google và một số dịch vụ của công ty đã đồng loạt sập trong khoảng 2-3 phút. Toàn bộ lưu lượng trên Internet toàn cầu ngay lập tức tụt giảm tới 40%. Một vụ việc tương tự cũng từng xảy ra vào tháng 5 năm 2009.

Hãy lưu ý đây mới chỉ là một gián đoạn kéo dài 2 phút, thử tưởng tượng nếu là 30 phút mọi thứ sẽ khủng khiếp đến mức nào, mặc dù chuyện này rất khó xảy ra. Dưới đây là một số kịch bản dễ hình dung ra nhất:

1. Ngay những phút đầu tiên, khả năng cao là mọi người sẽ kiểm tra lại kết nối Internet của mình. Một số sẽ gọi ngay cho nhà mạng, một số khác sẽ đổ xô đi kiểm tra các trục trặc phần cứng – việc có thể mất của họ tới hơn 30 phút.

2. Mọi người sau đó sẽ nhận ra rằng hóa ra chỉ có mỗi Google sập trong sự ngạc nhiên đến tột độ. Một số sẽ cố gắng F5 load lại trang.

3. Nhiều người sẽ chụp lại màn hình thời khắc hiếm hoi này.

4. News Feed Facebook sẽ ngập tràn những status kiểu “Thật không thể tin được – đến Google cũng sập!!!” kèm ảnh chụp màn hình.

5. Mọi người bắt đầu đổ xô vào những trang tìm kiếm khác – một số thậm chí còn chẳng biết còn có cỗ máy tìm kiếm nào ngoài Google nữa.

6. Lưu lượng truy cập Bing và Yahoo sẽ tăng đột biến.

7. Duckduckgo (tại địa chỉ duckduckgo.com) sẽ trở thành trending trên Twitter. Mọi người sẽ nhận ra hóa ra Duckduckgo cũng là một công cụ tìm kiếm khá tốt (không theo dõi bạn khủng khiếp như Google).

8. Nhiều ứng dụng sử dụng các dịch vụ của Google cũng sẽ bị gián đoạn. Thiếu vắng Gmail 30 phút thôi hiệu suất công việc toàn cầu của thế giới sẽ giảm đi đáng kể.

9. Khó mà đoán nổi con số thiệt hại doanh thu khổng lồ, không chỉ của Google mà còn của hàng loạt công ty sử dụng các dịch vụ của Google nữa.

10. Người dùng Android gần như sẽ bị chặn hết các hoạt động, người dùng iPhone có thể cũng sẽ “tắc tịt” ngay trên đường khi Google Maps ngừng hoạt động.

11. Giữa hàng loạt biến động như vậy, chỉ có người dùng Trung Quốc là vẫn có thể cười tươi bởi họ chẳng bị ảnh hưởng gì.

12. Các công ty đối thủ sẽ hát hò ăn mừng.

Sau khi sự cố được khắc phục:

1. Google sẽ ra thông cáo báo chí giải thích vụ việc.

2. Giới công nghệ toàn cầu sẽ lao vào phân tích đích xác nguyên nhân.

3. Nhiều người sẽ dự đoán rất có thể đây chỉ lời bào chữa của Google cho việc bị hack bởi một nhóm hacker vô danh nào đó – và tìm đến một số hacker thực thụ để “tham vấn”.

4. Giới truyền thông sẽ phát cuồng với vụ việc và cho gọi hàng loạt chuyên gia, chuyên viên phân tích để mổ xẻ.

5. Nhiều blogger sẽ cho ra các bài viết kiểu như “Những nhóm đối tượng nào đang phụ thuộc quá nhiều vào Google?”. Giới truyền thông cũng sẽ không bỏ qua cơ hội này để gõ bút.

6. Các trang hỏi đáp như Quora sẽ tràn ngập các câu hỏi kiểu như “Điều gì đã xảy ra?”, “Bạn nghĩ sao về hiện tượng này?”, “Liệu dữ liệu của tôi có bị hack mất không?”

7. Nhiều người dùng cũng sẽ rời Google chuyển sang các dịch vụ thay thế khác.

8. Các trang giải trí như BuzzFeed hay ScoopWhoop cũng sẽ nhanh nhảu giật tít“Google vừa sập 30 phút – bạn sẽ không thể tin nổi những gì xảy ra tiếp sau” hay “10 điều cần làm nếu Google sập lần nữa”.

Những thảm họa xa hơn có thể lường đến là Google đánh mất vị trí độc tôn, nhiều kỹ sư bắt đầu mất niềm tin và bỏ sang các công ty khác hay tự tách ra thành lập startup riêng.



Từ khóa: #ScoopWhoop- #Google-bị-sập #BuzzFeed- #công-cụ-tìm-kiếm #-Google
Người Anh nổi tiếng với sự lịch thiệp. Điều đó càng được chứng minh bởi cơn sốt từ bài tìm kiếm Google của bà cụ tên May Ashworth, năm nay đã 85 tuổi.

Người cháu Ben John, đã chia sẻ hình tìm kiếm Google của bà May vào hôm thứ năm tuần trước.

Trong bức ảnh chụp màn hình được đăng trên Twitter bởi người cháu của bà, chúng ta thấy bà May đã gõ câu hỏi lên Google một cách rất lịch sự: "Xin vui lòng chuyển đổi số La Mã mcmxviii thành số bình thường, cám ơn".

Topics tagged under công-cụ-tìm-kiếm on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Cu-ba-google-1-bb-baaadPkLuM

Dòng Tweet gây sốt của bà cụ Anh.

John đã thốt lên: "Tôi mở lịch sử tìm kiếm trên laptop của bà tôi thì phát hiện mỗi lần Google gì đó bà đều kèm theo từ 'xin vui lòng' và 'cám ơn'. Tôi thì không làm được đâu"

Bà đối xử với cỗ máy tìm kiếm vô tri vô giác Google như cách mà bà đối xử với con người, thể hiện qua những con chữ lịch sự và ấm áp, theo Mashable.

Điều này khiến rất nhiều người phải nể phục và retweet lại 7.300 lần cùng với hơn 11.000 lượt yêu thích trên Twitter.



Từ khóa: #tweet- #công-cụ-tìm-kiếm #Google-tìm-kiếm #Google-search #công-nghệ #-Google
Một nghiên cứu mới lập luận rằng mỏ thông tin mà mọi người tìm kiếm trên mạng qua công cụ tìm kiếm có thể giúp chúng ta phát hiện ung thư sớm hơn.

Topics tagged under công-cụ-tìm-kiếm on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Microsoft-1-bb-baaadDrDHi

Theo tạp chí MIT Technology Review, trong thế giới điều trị ung thư, chẩn đoán sớm rất có ý nghĩa bởi bệnh nhân có cơ hội điều trị cao hơn so với khả năng bị trao cho án tử hình. Ít nhất, phát hiện khối u sớm giúp tăng cơ hội kéo dài sự sống hơn.

Các nhà nghiên cứu ở Microsoft nghĩ rằng công cụ tìm kiếm có thể giúp phát hiện ra ung thư ngay cả trước khi bạn nghĩ đến việc đi gặp bác sĩ.

Trong một nghiên cứu công bố hôm thứ Ba tuần này trên Tạp chí Ung thư học thực hành (Journal of Oncology Practice), nhóm nghiên cứu Microsoft cho thấy họ có thể khai thác các truy vấn tìm kiếm ẩn danh của 6,4 triệu người dùng Bing (công cụ tìm kiếm của Microsoft) để tìm các tìm kiếm chỉ ra ai đó đã bị chẩn đoán ung thư tuyến tuỵ như "tại sao tôi bị ung thư tuỵ", "tôi được bác sĩ bảo bị ung thư tuỵ, tôi phải làm thế nào". Sau đó, nhìn vào các mẫu tìm kiếm của người dùng trước khi được chẩn đoán, các nhà nghiên cứu xác định được các mẫu tìm kiếm cho thấy người dùng đã trải qua những triệu chứng như thế nào trước khi tìm đến điều trị y tế.

Ung thư tuỵ là một dạng ung thư chết người. Đó là loại ung thư thứ tư gây chết người ở Mỹ và ¾ người bị chẩn đoán mắc bệnh này thường qua đời trong vòng 1 năm. Nhưng phát hiện bệnh này sớm vẫn có thể kéo dài sự sống.

Bằng việc tìm các truy vấn về triệu chứng – bao gồm vàng da, ngứa và đau bụng – và kiểm tra lịch sử của người dùng về những dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro như nghiện rượu, béo phì, nhóm nghiên cứu cho biết họ có thể xác định các tìm kiếm triệu chứng đến 5 tháng trước khi được chẩn đoán bị bệnh.

Tuy nhiên, nhóm cũng thừa nhận nghiên cứu này còn nhiều hạn chế, nói rằng kết quả đó không có nghĩa là cung cấp cho người dùng một phương tiện chẩn đoán bệnh. Thay vào đó, họ gợi ý rằng có thể một ngày nào đó công cụ tìm kiếm sẽ trở thành một công cụ cảnh báo người dùng những tìm kiếm của ai chỉ ra rằng họ có thể có những triệu chứng ung thư.

Ông Ryen White, một trong nhóm nghiên cứu nói mục tiêu của họ không phải là để trình diễn khả năng chẩn đoán mà là để giúp những ai có rủi ro cao nhất hợp tác với các chuyên gia y tế - người có thể thực sự đưa ra chẩn đoán đúng.

White và đồng nghiệp của ông là Eric Horvitz đã thực hiện nhiều nghiên cứu tương tự, nhìn vào các dạng thông tin có thể được lượm lặt từ các công cụ tìm kiếm, gồm một nghiên cứu hồi tháng trước về tìm kiếm tiến hoá như thế nào khi người dùng đối phó với ung thư vú. Trong năm 2013, họ cho thấy rằng tìm kiếm của người dùng có thể được khai thác về tác dụng phụ của thuốc thậm chí trước khi FDA nhận thức được vấn đề. Truyền thông xã hội cũng là một mỏ thông tin phong phú – thành phố Chicago đã sử dụng tweet để tìm các dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm bắt nguồn từ các nhà hàng địa phương.

Song có một điều đáng lưu ý là những sáng kiến khác tương tự trước đó đã thất bại. Google Flu Trends nhằm theo dõi cúm và dịch sốt xuất huyết dựa trên tìm kiếm của người dùng đã bị dừng lại khi nó không hoạt động được như kỳ vọng.

Trong nghiên cứu mới nhất của mình, các nhà nghiên cứu Microsoft thừa nhận những nhược điểm của nghiên cứu. Thứ nhất, các truy vấn tìm kiếm tạo ra một tập dữ liệu lộn xộn, hổ lốn. Nhóm nghiên cứu ban đầu khởi động với dữ liệu của 9,2 triệu người dùng nhưng phải giảm xuống còn 6,4 triệu bởi vì một số người tìm kiếm các thuật ngữ liên quan đến sức khoẻ hơn 20% thời gian chẳng hạn. Điều đó có nghĩa những người này là các chuyên gia về y tế và nhóm nghiên cứu phải loại bỏ đối tượng này.

Tất cả những điều này dẫn đến một câu hỏi thú vị: Bao nhiêu thông tin y tế chuyên sâu chúng ta có thể rút ra từ cơ sở dữ liệu chúng ta tạo ra trên mạng? Câu trả lời là mới chỉ là thông tin thoáng qua và nghiên cứu như nhóm của Microsoft cho thấy ít nhất hiện tại sử dụng công cụ tìm kiếm để phát hiện sớm bệnh mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu.



Từ khóa: #Phát-hiện-ung-thu #Microsoft-Bing #công-cụ-tìm-kiếm #ung-thư #Microsoft

Tìm thấy 3 mục

Về Đầu Trang

 
  • Free forum | Nghệ thuật | High-Tech and Multimedia | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Bản Quyền: Zzbaivong- Devs