Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum

Diễn đàn giải trí công nghệ dành cho giới trẻ


You are not connected. Please login or register

Tìm thấy 4 mục

Trước những lời đồn về thói quen cắn cáp của cá mập, tờ Quartz đã phỏng vấn một thuyền trưởng tàu lắp đặt và sửa chữa cáp biển của nhà mạng Pháp để hiểu rõ hơn về hệ thống này.

Guillaume Le Saux là thuyền trưởng tàu lắp đặt và sửa chữa hệ thống cáp biển mang tên Pierre de Fermat của nhà mạng Orange, Pháp. Ông đã có hơn 16 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này.

Topics tagged under cáp-quang-biển on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Ca-map-1-bb-baaadFmjEJ

Guillaume Le Saux, thuyền trưởng tàu sửa chữa cáp của nhà mạng Orange, Pháp. Ảnh: Quartz.

- Cá mập có cắn cáp quang không thưa ông?

- Có, cá mập có thể đánh hơi thấy các bức xạ điện từ và vì tính hiếu kì nên sẽ cắn dẫn đến hư hỏng. Khi biển ấm, tuỳ vào khu vực chúng tôi sẽ bọc những đường dây bằng các ống nhôm ngăn sóng. Nếu không cảm nhận được năng lượng toả ra chúng sẽ không thấy cáp để phá hoại nữa.

- Còn cá voi thì sao?

- Cá voi không hề cắn hay làm ảnh hưởng đến cáp mạng, bởi đường dây được đặt sâu dưới đáy biển và chúng không lặn xuống dưới để phá hoại.

- Liệu các dây cáp luôn được đặt đáy biển kể cả ở những nơi sâu nhất của đại dương?

- Khi chuẩn bị lắp đặt các kỹ sư đã tính toán chi tiết để không tiêu tốn quá nhiều vật liệu, ví dụ như tránh lắp đặt ở các khu vực có núi ngầm. Tuy nhiên để nối từ Châu Âu sang Mỹ, đường dây bắt buộc phải xuyên qua Đại Tây Dương, dưới độ sâu 5.000 mét. Một phần nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo các sợi cáp nằm đúng vị trí đó.

- Các khu vực cáp ngầm này có phương pháp bảo vệ nào để đảm bảo ít bị hư hại?

- Những đường dây này có ý nghĩa rất quan trọng đến việc giao tiếp giữa các quốc gia với nhau, do đó vì lợi ích riêng và chung, các nước được nối cáp đều tham gia bảo vệ cáp biển.

Một trong những phần quan trọng nhất của công việc là đặt cáp xuống biển, thường sẽ có cảnh sát bao quanh để ngăn nhiều người vây quanh để trộm và phá đường dây.

- Việc ăn trộm cáp đã xảy ra bao giờ chưa?

- Có, ở Indonesia, nhưng không thường xuyên lắm, rất ít trường hợp cố ý phá hoại.

Lúc đó mọi người đưa hệ thống xuống biển và rời đi để lắp đặt ở chỗ khác. Một số ngư dân đến, lấy 200 mét dây, cuộn lên thuyền, chụp hình lại và đòi tiền chuộc. Đường dây này chỉ mới được hạ xuống chưa hoạt động nên các thuỷ thủ đoàn sửa lại, không chấp nhận yêu cầu. Chúng tôi chưa từng tưởng tượng phải trả tiền cho những kẻ ăn trộm.

- Cáp biển bị hỏng vì những lý do nào thưa ông?

- 80% là do các hoạt động của con người theo thời gian. Trong đó chiếm nhiều nhất là việc thả lưới đánh cá. Với sức kéo ngang ngửa với 2 chiếc xe buýt ở London dưới đáy đại dương, khả năng gây tổn hại cáp là rất cao.

Ngoài ra cáp biển cũng bị hỏng do việc thả neo. Trường hợp này cũng không quá hiếm bởi nhiều lúc thuyền trưởng cũng mắc phải sai lầm. Một vài nước ở Châu Phi có cảng đậu ngay khu vực đặt cáp. Thỉnh thoảng bão hay thuyền bị xô đẩy làm mỏ neo chuyển động đè lên đường dây.

Nguyên nhân còn lại thuộc về thiên nhiên. Ví dụ như sóng thần ở Châu Á năm 2015 đã khiến các tàu sửa chữa phải làm việc nhiều tháng liền để khắc phục hậu quả.

- Ông nhận bao nhiêu thông báo trước khi đi sửa?

- Thường chủ sở hữu của các đường dây sẽ báo lỗi qua hotline. Chúng tôi phải tiếp cận khu vực cần sửa chữa trong vòng 24 giờ và ở ngoài đó trong vòng 1 - 2 ngày.

- Ông đến với nghề bao lâu rồi?

Tôi gắn bó với chức vụ thuyền trưởng khoảng 4 năm rưỡi, trước đó đã từng là trưởng phòng, kỹ sư và thuyền phó. Hơn 16 năm làm việc từ vị trí nhỏ đến lớn, tôi đã dành cả sự nghiệp mình trên tàu sửa chữa cáp này.

- Ngành công nghiệp này đã thay đổi thế nào 16 năm qua?

- Internet tập trung vào các doanh nghiệp, khả năng truyền tải của dây cáp nhiều hơn nên bạn không cần phải lắp đặt quá nhiều đường dây như trước. Nhiều quốc gia quan tâm hơn về vấn đề này, ví dụ 15 năm trước Trung Quốc không có một chiếc tàu sửa chữa cáp nào thì bây giờ họ đã trang bị để sẵn sàng khắc phục các sự cố bất ngờ.

- Ông có nghĩ công việc của mình sẽ kết thúc khi nhân loại sử dụng Internet không cần cáp?

Tôi chắc là không. Chúng ta luôn cần cáp bởi khả năng truyền tải thông tin mạnh mẽ và tốn ít chi phí hơn vệ tinh.

- Internet trên tàu ông thế nào?

Tệ lắm (cười lớn), bởi chúng tôi sử dụng Internet từ vệ tinh, không phải bằng cáp.



Từ khóa: #sự-cố-cáp-quang-biển-đứt #cáp-quang-biển #cá-mập-cắn-cáp-quang #Dịch-vụ-Internet #-internet
Search in: Thế giới công nghệ  Chủ đề: Cá mập có thực sự cắn cáp quang biển?  Trả lời: 0  Xem: 155
Vào lúc 17 giờ chiều 2/8, cáp quang biển AAG đã gặp sự cố khiến Internet đi quốc tế tại Việt Nam bị ảnh hưởng.

Theo thông báo từ Viettel và VNPT, cáp quang biển AAG lại gặp sự cố vào lúc 17 giờ 39 phút ngày 2/8. Nguồn tin riêng của Zing.vn cho biết vị trí cáp đứt cách trạm cập bờ South Lantau của Hong Kong khoảng 90 km.

Topics tagged under cáp-quang-biển on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Aag-1-bb-baaacDjK5L

Cáp quang biển AAG lại gặp sự cố. Ảnh: SMC.

Cũng theo nguồn tin này, mức độ ảnh hưởng lần này khá lớn khi mất toàn bộ thông tin từ trạm CBVTU qua hướng Hong Kong. Lịch sửa chữa đang chờ cập nhật từ ban điều hành tuyến cáp AAG.

Ông Đinh Như Khoa, Giám đốc Trung Tâm IDC VNPT Data phía Nam cũng xác nhận việc khắc phục sự cố sẽ mất nhiều thời gian hơn những lần trước do ảnh hưởng của bão. Tàu sửa cáp không thể đến sớm vị trí cáp đứt.

Theo ban điều hành tuyến cáp, sự cố diễn ra trên nhánh AAG - S11 (Hongkong - BU4). Ban đang tiến hành xác định nguyên nhân và đưa ra lịch khắc phục.

Cuối tháng 6, cáp quang AAG cũng gặp sự cố và gián đoạn trong 6 ngày do phân đoạn nối giữa Việt Nam đi các hướng Mỹ và Hong Kong bị đứt.



Từ khóa: #cáp-quang-biển-aag-gặp-sự-cố #Cáp-quang-AAG #cáp-quang-biển #cáp-quang-biển-AAG #VNPT #-internet
Search in: Thế giới công nghệ  Chủ đề: Cáp quang biển AAG lại gặp sự cố  Trả lời: 0  Xem: 157
Vào lúc 17 giờ chiều 2/8, cáp quang biển AAG đã gặp sự cố khiến Internet đi quốc tế tại Việt Nam bị ảnh hưởng.

Theo thông báo từ Viettel và VNPT, cáp quang biển AAG lại gặp sự cố vào lúc 17 giờ 39 phút ngày 2/8. Nguồn tin riêng của Zing.vn cho biết vị trí cáp đứt cách trạm cập bờ South Lantau của Hong Kong khoảng 90 km.

Topics tagged under cáp-quang-biển on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Aag-1-bb-baaacDjK5L

Cáp quang biển AAG lại gặp sự cố. Ảnh: SMC.

Cũng theo nguồn tin này, mức độ ảnh hưởng lần này khá lớn khi mất toàn bộ thông tin từ trạm CBVTU qua hướng Hong Kong. Lịch sửa chữa đang chờ cập nhật từ ban điều hành tuyến cáp AAG.

Ông Đinh Như Khoa, Giám đốc Trung Tâm IDC VNPT Data phía Nam cũng xác nhận việc khắc phục sự cố sẽ mất nhiều thời gian hơn những lần trước do ảnh hưởng của bão. Tàu sửa cáp không thể đến sớm vị trí cáp đứt.

Theo ban điều hành tuyến cáp, sự cố diễn ra trên nhánh AAG - S11 (Hongkong - BU4). Ban đang tiến hành xác định nguyên nhân và đưa ra lịch khắc phục.

Cuối tháng 6, cáp quang AAG cũng gặp sự cố và gián đoạn trong 6 ngày do phân đoạn nối giữa Việt Nam đi các hướng Mỹ và Hong Kong bị đứt.



Từ khóa: #cáp-quang-biển-aag-gặp-sự-cố #Cáp-quang-AAG #cáp-quang-biển #cáp-quang-biển-AAG #VNPT #-internet
Search in: Thế giới công nghệ  Chủ đề: Cáp quang biển AAG lại gặp sự cố  Trả lời: 0  Xem: 113
Theo kế hoạch, toàn bộ dự án cáp quang biển AAE-1 sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2016.

Tháng 5 vừa qua, nhà thầu NEC đã kết nối thành công tuyến cáp quang biển AAE-1 tới Vũng Tàu, dưới sự hỗ trợ của các nhà mạng trong nước.

Theo kế hoạch triển khai, toàn bộ dự án cáp quang biển AAE-1 sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2016.

Topics tagged under cáp-quang-biển on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Cap-quang-bien-aae-1-1-bb-baaacsZ2Ua

Hình ảnh tuyến cáp quang biển AAE-1 cập bờ tại Vũng Tàu. Ảnh: Viettel.

Tại Việt Nam, Viettel sẽ là doanh nghiệp duy nhất chủ trì trạm cập bờ tuyến cáp AAE-1 tại Vũng Tàu với vốn đầu tư 50 triệu USD (VNPT đầu tư 10 triệu USD). Viettel sở hữu tổng dung lượng lên tới 2 Tb/s trên tuyến cáp biển AAE-1.

Khi đưa vào hoạt động, tuyến cáp này sẽ góp phần quan trọng vào hạ tầng kết nối quốc tế của Việt Nam, đảm bảo an ninh thông tin quốc gia và đảm bảo thông tin liên lạc của người Việt với thế giới không bị gián đoạn.

AAE-1 (Asia-Africa-Europe 1) là tuyến cáp quang biển kết nối 3 khu vực Á - Phi - Âu với tổng chiều dài 23.000 km. Tổng vốn đầu tư của tuyến cáp này là 820 triệu USD, với sự tham gia góp vốn của 20 đối tác tại 18 quốc gia, vốn là các công ty viễn thông hàng đầu tại các nước nó đi qua.

Topics tagged under cáp-quang-biển on Diễn đàn công nghệ thông tin | TechForum Cap-quang-bien-aae-1-2-bb-baaadrCzd1

Sơ đồ tuyến cáp quang biển AAE-1. Ảnh: NEC..

Việt Nam hiện tham gia vận hành 3 tuyến cáp quang biển gồm SMW-3 (tổng dung lượng 320 Gb/s, nối liền Việt Nam với hơn 30 nước, cập bờ tại Đà Nẵng), AAG (tổng dung lượng 29,5 Tb/s, cập bờ Việt Nam tại Vũng Tàu) và tuyến APG (dung lượng thiết kế 43,8 Tb/s, cập bờ tại Đà Nẵng).

Trong đó, AAG là tuyến cáp duy nhất kết nối trực tiếp từ Việt Nam đến Hoa Kỳ - nơi đặt máy chủ của nhiều dịch vụ lớn, được nhiều người sử dụng như Facebook, Gmail, YouTube. Do đó, khi tuyến cáp AAG bị đứt hoặc vào giai đoạn bảo trì, người dùng thường gặp nhiều khó khăn trong việc truy cập các dịch vụ nói trên.



Từ khóa: #cáp-quang-AAE-1 #cáp-quang-biển-AAE-1 #cáp-quang-biển #cáp-quang-biển-AAG #-internet

Tìm thấy 4 mục

Về Đầu Trang

 
  • Free forum | Nghệ thuật | High-Tech and Multimedia | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Bản Quyền: Zzbaivong- Devs